Đăng Ký 188BET - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

BAN QUẢN LÝ LĂNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
_______
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
____________________
Số :402/QĐ-BQLL
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2004
QUYẾT ĐỊNH CỦA TRƯỞNG BAN BAN QUẢN LÝ LĂNG
Về việc ban hành Quy chế làm việc của Ban quản lý Lăng
Chủ tịch Hồ Chí Minh
_______

TRƯỞNG BAN BAN QUẢN LÝ LĂNG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

 Căn cứ Nghị định số 30/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan thuộc Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 128/2003/NĐ-CP ngày 31 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh;
Căn cứ Nghị định số 23/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế làm việc của Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Thủ trưởng Bộ tư lệnh 969, Trung đoàn 375, Trưởng ban Ban quản lý Quảng trường Ba Đình, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ và môi trường và Chánh văn phòng Ban quản lý Lăng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
                                       TRƯỞNG BAN
Nơi nhận:                                                                         
- Thủ tướng Chính phủ (để b/cáo);               (Đã ký)
- Bộ Nội vụ;
- Lãnh đạo BQLL (2);                                            
- Bộ tư lệnh 969;                            Nguyễn Quang Tấn
- Trung đoàn 375;
- Ban QLQT Ba Đình;
- Trung tâm NCƯD KH -CN và MT;
- Văn phòng BQLL;
- Lưu: TH, BM. 11b.     
                                         
         
QUY CHẾ LÀM VIỆC
CỦA BAN QUẢN LÝ LĂNG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 402 /QĐ- BQLL ngày 15/9/2004
của Trưởng ban Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh)
            Điều 1. Mục đích
Quy chế này quy định chế độ, quy trình, phương pháp làm việc và phối hợp hoạt động của các tổ chức chuyên trách phối thuộc, tổ chức trực thuộc Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm thống nhất trong hoạt động của Ban và nâng cao hiệu lực quản lý đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước.
Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Quy chế này được áp dụng trong Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (sau đây gọi là Ban), đối với những đối tượng sau:
1. Trưởng ban và các Phó Trưởng ban Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Lãnh đạo Ban).
2. Thủ trưởng, cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên của các Tổ chức chuyên trách phối thuộc.
3. Thủ trưởng, cán bộ, công chức của các đơn vị trực thuộc Ban.
Điều 3. Nguyên tắc làm việc của Ban
1. Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc theo chế độ Thủ trưởng, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, tuân thủ các quy định của pháp luật.
2. Giải quyết công việc đúng thẩm quyền và phạm vi trách nhiệm; cấp trên không làm thay công việc của cấp dưới, tập thể không làm thay công việc của cá nhân và ngược lại.
3. Tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo đúng các quy định của pháp luật, chương trình kế hoạch công tác của Chính phủ, của Ban; đồng thời thực hiện cải cách thủ tục hành chính bảo đảm rõ ràng minh bạch, kịp thời và hiệu quả.
4. Tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho các Tổ chức chuyên trách phối thuộc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được các Bộ chủ quản quy định và chương trình, kế hoạch hoạt động chung của Ban.
5. Bảo đảm sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin giải quyết công việc và trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
            Điều 4. Phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Lãnh đạo Ban
 Những công việc sau đây Lãnh đạo Ban thảo luận tập thể trước khi Trưởng ban quyết định:
           1. Chiến lược, quy hoạch, các chương trình, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, các dự án quan trọng khác của Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trình Chính phủ.
2. Chương trình công tác hàng năm của Ban.
3. Kế hoạch ngân sách hàng năm đảm bảo cho các nhiệm vụ được giao trình Chính phủ phê duyệt; phân bổ và điều chỉnh nguồn vốn ngân sách cho các cơ quan, đơn vị thuộc Ban.
4. Các vấn đề về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; các vấn đề thuộc công tác tổ chức bộ máy và nhân sự của Ban theo quy định của pháp luật.
5. Các vấn đề về xây dựng và tổ chức thực hiện phương án bảo vệ, giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, công trình Lăng.
6. Các vấn đề về xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án bảo đảm an ninh, trật tự trong khu vực được giao.
7. Các vấn đề về quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết các công trình kiến trúc, các hệ thống kỹ thuật hạ tầng, sân, hè, đường, vườn hoa, cây cảnh, thảm cỏ thuộc ranh giới quản lý.
8. Các vấn đề về đón tiếp, phục vụ nhân dân và khách quốc tế đến viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ, sinh hoạt chính trị và tham quan khu vực.
9. Các vấn đề về hợp tác, nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của Ban phục vụ nhiệm vụ được giao.
10. Các vấn đề khác mà Trưởng ban thấy cần thiết phải đưa ra thảo luận.
Điều 5. Phạm vi, trách nhiệm và cách thức giải quyết công việc của Trưởng ban
           1. Trưởng ban Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm về các công việc được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân công; chịu trách nhiệm khi có những khuyết điểm về quản lý và để xảy ra tình trạng tham nhũng, quan liêu, gây thiệt hại lớn trong cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý;
2. Trưởng ban Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh có trách nhiệm báo cáo thường kỳ và đột xuất với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của cơ quan và tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao; xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề vượt quá thẩm quyền; tham dự các phiên họp Chính phủ khi Thủ tướng Chính phủ yêu cầu; phối hợp với các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương các tổ chức chính trị - xã hội, các tỉnh và thành phố trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
           3. Trưởng ban trực tiếp giải quyết các công việc sau:
a) Những việc thuộc thẩm quyền được quy định trong Hiến pháp, Luật tổ chức Chính phủ, Nghị định số 30/2003/NĐ-CP ngày 01/4/2003 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ, Nghị định 128/2003/CP-NĐ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quy chế làm việc của Chính phủ và các văn bản pháp luật khác.
b) Những việc được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và phân cấp.
c) Phân công, uỷ quyền cho các Phó Trưởng ban phụ trách một số mặt công tác.
d) Quyết định nội dung, thời gian, thành phần và chủ trì các cuộc họp quan trọng của Ban.
           e) Quyết định phân bổ, kiểm tra việc chi tiêu trong phạm vi ngân sách được phê duyệt.
           f) Chỉ đạo và kiểm tra các tổ chức chuyên trách phối thuộc, tổ chức thuộc và trực thuộc Ban trong việc thực hiện Quy chế và nhiệm vụ được giao.
           g) Sáu tháng và hàng năm Trưởng ban thông báo kết quả thực hiện nhiệm vụ của các tổ chức chuyên trách phối thuộc cho các Bộ chủ quản.
h) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý tổ chức triển khai thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong mọi hoạt động và thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan.
i) Hàng tuần, Trưởng ban họp giao ban với các Phó Trưởng ban để thống nhất biện pháp chỉ đạo, điều hành công việc thường xuyên của Ban.
          k) Trưởng ban chịu trách nhiệm về các quyết định giải quyết công việc của các Phó Trưởng ban trong khi thực hiện nhiệm vụ được Trưởng ban phân công.
l) Trong trường hợp vắng mặt tại cơ quan Ban từ 01 ngày làm việc trở lên, Trưởng ban uỷ quyền cho một Phó Trưởng ban giải quyết công việc của Ban. Phó Trưởng ban được uỷ quyền có trách nhiệm báo cáo với Trưởng ban các công việc đã giải quyết trong thời gian được uỷ quyền.
Điều 6. Phạm vi, trách nhiệm và cách thức giải quyết công việc của Phó Trưởng ban
1. Phó Trưởng ban làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về nhiệm vụ được phân công.
2. Mỗi Phó Trưởng ban được Trưởng ban phân công phụ trách theo dõi, chỉ đạo một số lĩnh vực công tác (khi cần thiết) và thực hiện nhiệm vụ theo nguyên tắc:
a) Thay mặt Trưởng ban giải quyết công việc và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách;
b) Khi giải quyết công việc, nếu có liên quan đến lĩnh vực phụ trách của Phó Trưởng ban khác thì trực tiếp phối hợp với Phó Trưởng ban đó để cùng giải quyết. Trường hợp các Phó Trưởng ban còn có ý kiến khác nhau thì báo cáo Trưởng ban quyết định.
2. Trong phạm vi lĩnh vực công tác được phân công, Phó Trưởng ban có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo đơn vị chuyên trách phối thuộc theo lĩnh vực phụ trách thực hiện nhiệm vụ được phân công;
b) Thường xuyên tổ chức tiến hành rà soát các tiêu chuẩn, định mức, quy trình, quy phạm kỹ thuật áp dụng trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao của đơn vị để kịp thời báo cáo và đề xuất với cơ quan, người có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với nhiệm vụ chính trị của Ban.
c) Phối hợp với các cơ quan có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công;
d) Báo cáo Trưởng ban xử lý các vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền.
3. Phó Trưởng ban phụ trách lĩnh vực được phân công, nếu đi vắng phải bàn giao công việc đang giải quyết cho một Phó Thủ trưởng đơn vị chuyên trách để kịp thời giải quyết những công việc được phân công.
            Điều 7. Phạm vi, trách nhiệm và cách thức giải quyết công việc của Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Ban
1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về toàn bộ công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình; kịp thời đề xuất với Lãnh đạo ban giải quyết các vấn đề vượt quá thẩm quyền hay vì lý do khách quan không thực hiện được. Báo cáo Trưởng ban định kỳ và đột xuất về tổ chức và hoạt động của đơn vị mình.
2. Phối hợp, tham gia ý kiến với Thủ trưởng các tổ chức chuyên trách phối thuộc trong Ban xử lý những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình để thực hiện nhiệm vụ chung của Ban.
3. Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khi Trưởng ban giao.
4. Phân công công tác cho cấp Phó và cán bộ, công chức thuộc đơn vị mình quản lý.
5. Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc vắng mặt ở cơ quan từ 1 ngày làm việc trở lên phải được sự đồng ý của Trưởng ban và phải phân công, uỷ quyền người quản lý, điều hành đơn vị. Người được uỷ quyền có trách nhiệm và quyền hạn thực hiện nhiệm vụ và báo cáo về tình hình của đơn vị với Thủ trưởng đơn vị trong thời gian được uỷ quyền.
6. Thủ trưởng của các đơn vị thuộc và trực thuộc có trách nhiệm thực hiện đúng yêu cầu của Lãnh đạo Ban khi Lãnh đạo Ban có chương trình làm việc với các đơn vị hoặc chuẩn bị nội dung được phân công báo cáo trong các cuộc họp do Lãnh đạo Ban chủ trì.
7. Trong những trường hợp cần thiết Thủ trưởng đơn vị thuộc và trực thuộc Ban trực tiếp làm việc với Trưởng ban, xin ý kiến chỉ đạo về những vấn đề thuộc lĩnh vực của đơn vị mình phụ trách có tính chất phức tạp, nhạy cảm.
8. Tham gia ý kiến và đề xuất với Trưởng ban về các công việc chung của Ban.
Điều 8. Phạm vi, trách nhiệm và cách thức giải quyết công việc của Chánh văn phòng Ban
Chánh văn phòng Ban ngoài các nhiệm vụ quy định tại Điều 7 của Quy chế này còn thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1. Chánh văn phòng điều hành hoạt động của Văn phòng; chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và trước pháp luật về hoạt động của Văn phòng và thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Giúp Trưởng ban tổng hợp, điều phối hoạt động các tổ chức của Ban theo chương trình kế hoạch làm việc và thực hiện công tác hành chính quản trị đối với các hoạt động của cơ quan Ban.
3. Tổng hợp trình Lãnh đạo Ban thông qua các chương trình, kế hoạch công tác của Ban; theo dõi, đôn đốc các đơn vị liên quan thực hiện các chương trình công tác; chuẩn bị các báo cáo công tác tháng, quý, năm, báo cáo kiểm điểm sự chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Ban và các văn bản khác được Trưởng ban giao chuẩn bị.
4. Kiểm tra về thủ tục, thể thức các văn bản trước khi trình Lãnh đạo Ban ký; quản lý thống nhất công tác hành chính – lưu trữ của Ban.
5 Giúp Trưởng ban trong việc cung cấp thông tin đối với các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức cá nhân.
6. Giúp Trưởng ban tham gia góp ý kiến vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ gửi lấy ý kiến.
7. Giúp Trưởng ban tổ chức tiến hành rà soát, kiểm tra các văn bản có hình thức, nội dung như văn bản quy phạm luật do Trưởng ban ban hành và kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ của Ban do các cơ quan, người có thẩm quyền ban hành gửi tới.
8. Kiểm tra việc chuẩn bị, tập hợp tài liệu trước các phiên họp, tổng hợp trình Trưởng ban các văn bản đến trong tuần, tổ chức ghi biên bản các cuộc họp và làm việc với Lãnh đạo Ban khi có yêu cầu; thông báo ý kiến kết luận, chỉ đạo của Lãnh đạo Ban trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi kết thúc cuộc họp.
9. Tổ chức các cuộc họp, làm việc, tiếp khách, các chuyến đi công tác trong và ngoài nước của Lãnh đạo Ban.
10. Chủ tài khoản ngân sách quản lý hành chính của cơ quan Ban.
11. Bảo đảm điều kiện làm việc theo chế độ của Nhà nước cho hoạt động chung của Ban.
12. Thực hiện nhiệm vụ khác được Trưởng ban giao.
Điều 9. Quan hệ phối hợp giải quyết công việc giữa các đơn vị
1. Thủ trưởng các đơn vị khi giải quyết các vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị khác trong Ban phải trao đổi ý kiến với Thủ trưởng các đơn vị có liên quan.
Trường hợp các vấn đề cần giải quyết phải thể hiện bằng văn bản thì nhất thiết phải trao đổi ý kiến bằng văn bản. Thủ trưởng các đơn vị có liên quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời băng văn bản trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc.
2. Khi có thay đổi về nhân sự cán bộ chủ trì của các tổ chức chuyên trách phối thuộc thì Thủ trưởng các đơn vị chuyên trách phối thuộc (kiêm Phó Trưởng ban) có trách nhiệm báo cáo Trưởng ban Ban quản lý Lăng để tham gia ý kiến, tạo sự thống nhất chung trong các tổ chức.
3. Các đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp thực hiện các dự án, chương trình, kế hoạch của Ban.
Điều 10. Trách nhiệm của cán bộ, công chức
Cán bộ, công chức chấp hành sự phân công công tác, chỉ đạo của Thủ trưởng đơn vị; chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị, trước pháp luật và quy định của cơ quan về việc thi hành nhiệm vụ được giao; có nghĩa vụ và quyền lợi theo quy định của pháp luật; thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan.
            Điều 11. Thẩm quyền ký, ban hành các loại văn bản của Lãnh đạo Ban
1. Trưởng ban ký ban hành các loại văn bản sau:
a) Tờ trình các dự án quan trọng của Ban trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
b) Các văn bản của Ban trình lên cấp trên; một số văn bản gửi các Bộ, ngành và uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
c) Quyết định về tổ chức nhân sự; công văn về tổ chức nhân sự của Ban trình cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
d) Các văn bản hợp tác quốc tế về lĩnh vực chuyên ngành phục vụ cho nhiệm vụ được giao.
e) Quyết định các dự án đầu tư XDCB, mua sắm vật tư, hàng hoá từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
g) Các văn bản chỉ đạo công tác chung của Ban.
h) Các văn bản quan trọng khác.
2. Phó Trưởng ban ký thay Trưởng ban các văn bản thuộc lĩnh vực được Trưởng ban phân công phụ trách gồm:
a) Các quyết định cá biệt, các văn bản để xử lý các vấn đề cụ thể nảy sinh theo lĩnh vực được Trưởng ban phân công phụ trách.
b) Các báo cáo, thông báo và công văn khác để phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện nhiệm vụ được giao.
c) Các văn bản khác khi được Trưởng ban uỷ quyền.
Điều 12. Ký thừa lệnh
1. Chánh văn phòng Ban theo chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực chuyên môn được ký thừa lệnh Trưởng ban các loại văn bản sau:
a) Công văn liên quan về chuyên môn, nghiệp vụ đôn đốc các tổ chức chuyên trách phối thuộc, tổ chức trực thuộc thực hiện chủ trương, kế hoạch công tác của Ban.
b) Giấy giới thiệu liên hệ công tác, giấy đi đường cho cán bộ, công chức của Ban; những văn bản liên quan đến công tác quản lý thuộc chức năng, nhiệm vụ Ban quản lý Lăng.
c) Các báo cáo theo lĩnh vực chuyên môn.
2. Chánh văn phòng ngoài việc ký thừa lệnh Trưởng ban các loại văn bản nói tại Khoản 1 của Điều này, còn được ký thừa lệnh Trưởng ban các loại văn bản sao lục, sao y các văn bản của các cơ quan Nhà nước và của Ban, thông báo ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Ban, thông báo chương trình, kế hoạch công tác của Ban tới các đơn vị; ký công văn triệu tập hội nghị sơ kết, tổng kết của Ban và các hội nghị khác theo chỉ đạo của Lãnh đạo Ban.
Trong trường hợp khẩn hoặc vì lý do khác Chánh văn phòng ký thừa lệnh Trưởng ban những văn bản thuộc thẩm quyền của Lãnh đạo Ban.
Chánh văn phòng theo quyền hạn ký và đóng dấu của Văn phòng các báo cáo đột xuất, nội bộ cơ quan Ban, các văn bản giao dịch với các cơ quan hữu quan.
Điều 13. Xử lý văn bản và thông báo kết quả
1. Các văn bản khẩn, thượng khẩn, hoả tốc đến và đi phải được giải quyết ngay theo đúng quy định của Quy chế tiếp nhận, xử lý, ban hành và lưu trữ văn bản.
2. Các văn bản đến ghi rõ yêu cầu thời hạn phải được xử lý theo đúng yêu cầu của thời hạn ghi trên văn bản. Trường hợp vì lý do khách quan không thể xử lý đúng thời hạn quy định, đơn vị chủ trì hoặc cá nhân được giao xử lý văn bản phải báo cáo rõ lý do cho Thủ trưởng đơn vị trực tiếp phụ trách.
3. Đối với các vấn đề trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có nội dung quan trọng cần có sự thảo luận tập thể trong Lãnh đạo Ban thì thời gian Lãnh đạo Ban có quyết định xử lý cuối cùng không quá 10 ngày làm việc kể từ khi Văn phòng Ban trình.
Điều 14. Các loại chương trình công tác
1. Ban có chương trình công tác năm, 6 tháng, quý, tháng do Văn phòng Ban xây dựng trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ và tổng hợp dự kiến chương trình công tác của các đơn vị được Trưởng ban phê duyệt.
2. Lãnh đạo Ban có chương trình công tác tuần, chương trình này được gửi đến các đơn vị để chuẩn bị nội dung làm việc.
Điều 15. Trình tự xây dựng chương trình, kế hoạch công tác
1. Chương trình công tác năm:
Các đơn vị lập chương trình công tác năm của đơn vị mình trình Lãnh đạo Ban phụ trách lĩnh vực cho ý kiến chỉ đạo thống nhất. Chậm nhất vào ngày 25 tháng 10 hàng năm các đơn vị gửi chương trình công tác năm sau của đơn vị mình về Văn phòng Ban để tổng hợp. Chương trình công tác này thể hiện tổng quát những nhiệm vụ và giải pháp thực hiện trong năm tới. Văn phòng Ban tổng hợp chương trình công tác của Ban trình Lãnh đạo Ban thông qua trước ngày 10 tháng 11 để gửi Văn phòng Chính phủ trước ngày 15 tháng 11 theo đúng quy định của Chính phủ.
Chương trình công tác năm sau khi Lãnh đạo Ban đã thông qua được gửi đến các đơn vị để triển khai thực hiện.
2. Chương trình công tác quý:
Trong tháng cuối mỗi quý, các đơn vị phải đánh giá tình hình thực hiện công tác quý và đề xuất phương hướng quý tiếp theo của đơn vị mình trình Lãnh đạo Ban phụ trách lĩnh vực cho ý kiến chỉ đạo. Chậm nhất vào ngày 20 của tháng cuối quý, các đơn vị gửi báo cáo về Văn phòng Ban để tổng hợp trình Lãnh đạo Ban. Trước ngày 25 của tháng cuối quý, Trưởng ban phê duyệt chương trình công tác quý sau.
Văn phòng Ban tổng hợp chương trình công tác quý trình Trưởng ban phê duyệt để gửi Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi chương trình công tác quý sau cho các đơn vị liên quan biết để thực hiện.
3. Chương trình công tác tháng:
Hàng tháng, các đơn vị căn cứ vào chương trình công tác quý, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, xem xét những vấn đề còn tồn đọng và vấn đề mới phát sinh, đề xuất phương hướng thực hiện nhiệm vụ tháng sau báo cáo Lãnh đạo Ban phụ trách lĩnh vực cho ý kiến chỉ đạo thống nhất. Trước ngày 20 hàng tháng các đơn vị gửi báo cáo về Văn phòng Ban để tổng hợp. Trước ngày 25 hàng tháng Trưởng ban phê duyệt chương trình công tác tháng sau.
Văn phòng Ban tổng hợp chương trình công tác tháng trình Trưởng ban phê duyệt; đồng thời gửi chương trình công tác tháng sau cho các đơn vị liên quan biết để thực hiện.
4. Khi chương trình công tác có sự thay đổi đột xuất, Văn phòng Ban phải thông báo kịp thời cho Lãnh đạo Ban và Thủ trưởng đơn vị liên quan biết.
5. Đối với kế hoạch Tài chính:
Các đơn vị lập dự toán ngân sách hàng năm đảm bảo cho nhiệm vụ được giao trình Lãnh đạo Ban phụ trách phê duyệt. Sau đó gửi về Văn phòng Ban để tổng hợp chậm nhất là ngày 15 tháng 7 năm trước.
Điều 16. Tiếp khách trong nước và khách nước ngoài
1. Lãnh đạo Ban giành thời gian ưu tiên tiếp khách, tiếp dân đến làm việc với Ban. Khách đến làm việc cần đăng ký qua Văn phòng để được hướng dẫn. Văn phòng Ban có trách nhiệm nắm trước về nội dung, thành phần và thời gian làm việc để báo cáo Lãnh đạo Ban chủ động tiếp khách đến làm việc.
2. Văn phòng Ban có trách nhiệm thông báo ý kiến của Lãnh đạo Ban cho đơn vị, tổ chức cá nhân có nhu cầu tiếp khách biết về thời gian, địa điểm tiếp.
3. Văn phòng Ban có trách nhiệm giúp Lãnh đạo Ban chuẩn bị nội dung, hình thức tiếp khách phù hợp với thông lệ quốc tế và đúng quy chế của Chính phủ. Theo tinh thần đổi mới và hội nhập, Lãnh đạo Ban luôn sẵn sàng tiếp đón, làm việc với khách quốc tế.
4. Trường hợp nội dung cuộc tiếp có vấn đề phức tạp và quan trọng về đối ngoại, trước khi tiếp cần tham khảo ý kiến của Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan liên quan.
Trường hợp đặc biệt liên quan đến an ninh, quốc phòng, các vấn đề chính trị nhạy cảm, phức tạp thì trước khi tiếp cần báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ ít nhất trước 5 ngày làm việc trước thời gian dự kiến tiếp, trong đó nêu rõ nội dung, hình thức cuộc tiếp, thành phần và tiểu sử tóm tắt trưởng đoàn và một số thành viên đáng chú ý trong đoàn, hoạt động của khách và của tổ chức mà khách đại diện, các đề xuất và kiến nghị. Sau cuộc tiếp và làm việc phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Thủ trưởng cơ quan có liên quan.
Điều 17. Đi công tác nước ngoài
Lãnh đạo Ban đi thăm hoặc công tác nước ngoài theo yêu cầu nhiệm vụ của Ban phải có công văn xin phép Thủ tướng Chính phủ, nêu rõ mục đích và nội dung chuyến đi, nơi đi, thành phần và số lượng người tham gia đoàn đi, thời gian ở nước ngoài, dự kiến chương trình thăm hoặc làm việc. Văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đồng gửi Bộ Ngoại giao và các cơ quan có liên quan trước ngày dự kiến xuất cảnh ít nhất 15 ngày làm việc.
Điều 18. Khen thưởng và kỷ luật
Các cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức thuộc Ban nếu có thành tích trong thực hiện nhiệm vụ của Ban thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật và của Ban.
Trường hợp có hành vi phạm các quy định của pháp luật và của Ban, tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm sẽ chịu hình thức xử lý kỷ luật theo quy định của Pháp lệnh cán bộ công chức và quy định của Bộ chủ quản.
Điều 19. Điều khoản thi hành
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và Chánh văn phòng Ban có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra và báo cáo việc thực hiện Quy chế này cho Lãnh đạo Ban.
2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức trong Ban có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh Quy chế này.
Trong quá trình thực hiện Quy chế, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức trong Ban quản lý Lăng nếu phát hiện những quy định nào còn chưa phù hợp, kịp thời báo cáo và đề xuất với Trưởng ban (thông qua Văn phòng Ban) để bổ sung, sửa đổi./.
                                                                      
                                                            TRƯỞNG BAN
                                                                 (Đã ký)
                                                                   
                                                        Nguyễn Quang Tấn

 

Bài viết khác: