Đăng Ký 188BET - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

 Cách đây 62 năm, ngày 30/7/1950, trên Báo Sự Thật, số 137, với bút danh X.Y.Z, Bác Hồ đã viết bài “Xin chỉ thị, gửi báo cáo”. Trong bài viết, Bác Hồ phê bình một số địa phương mắc phải bệnh “Trước khi làm, không xin chỉ thị. Khi làm rồi, không gửi báo cáo”. Người cho rằng: Thế là vô kỷ luật, vô chính phủ, địa phương chủ nghĩa; trái nguyên tắc “tư tưởng nhất trí, hành động nhất trí”. Vì bệnh ấy, mà có nơi đã vấp phải thất bại chua cay!

Vì vậy, theo Người khi làm cần phải xin chỉ thị Trung ương. Lý do, Người đưa ra là: Địa phương thường chỉ thấy tình hình ở nơi mình, không rõ tình hình các nơi khác, chỉ thấy một bộ phận, không thấy được bao quát. Trung ương thấy rõ tình hình toàn quốc, toàn diện; thấy rõ hiện tại và đoán biết tương lai; thấy rõ lợi hại chung cả nước. Vì vậy, địa phương không xin chỉ thị, thì không biết rằng một việc có thể lợi cho nơi mình mà hại cho nơi khác, lợi ở trước mắt, mà hại đến lâu dài về sau.

Còn vì sao phải báo cáo lên Trung ương? Theo Người, địa phương báo cáo mau chóng, đều đặn, thật thà, thì Trung ương biết rõ tình hình để xét đoán, phê bình, giúp đỡ và chỉ thị một cách thiết thực, sát hoàn cảnh. Đồng thời để truyền bá kinh nghiệm nơi này cho những nơi khác. Nếu địa phương không báo cáo rành mạch, kịp thời, thì Trung ương không thể làm những việc đó.

Bên cạnh đó, Người nêu vấn đề, các địa phương có xin chỉ thị, có gửi báo cáo, thì lại thường mắc những khuyết điểm: Cán bộ không nghiên cứu kỹ càng các chỉ thị. Không ra sức giải thích cho nhân dân hiểu rõ. Không biết áp dụng chỉ thị một cách mềm dẻo thích hợp với địa phương mình. Thi hành một cách máy móc và không triệt để. Báo cáo thì chậm trễ, làm lấy lệ. Báo cáo dối, giấu cái dở cái xấu, chỉ nêu cái tốt cái hay. Báo cáo bề bộn - chỉ góp báo cáo các ngành, các cấp dưới, rồi cứ nguyên văn chép lại gửi lên, v.v..

Vì vậy, xin chỉ thị trước khi làm, gửi báo cáo khi làm xong - là một điều rất cần thiết, để làm cho chính sách của Đảng và Nhà nước thấu suốt từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. Khi có vấn đề đặc biệt quan trọng, hoặc quan hệ đến toàn tỉnh thì phải hỏi chỉ thị của Tỉnh uỷ, quan hệ đến toàn Khu thì phải hỏi chỉ thị của Khu uỷ, gặp vấn đề có quan hệ đến toàn quốc, thì nhất định phải xin chỉ thị của Trung ương.

Kết thúc bài viết, Bác nhấn mạnh, báo cáo phải thật thà, gọn gàng, rõ ràng, thiết thực. Những tài liệu và con số phải phân tích và chứng thật. Không nên hàm hồ, bèo nheo. Điều gì biết thì nói biết, không biết thì nói không biết. Không nên nói ẩu. Không nên viết “tràng giang đại hải”, mà làm lu mờ những điểm chính. Khi đã trông thấy khuyết điểm gì thì chúng ta phải kiên quyết sửa chữa ngay. Đánh thắng khuyết điểm của ta, tức là một phần đã đánh thắng địch.

Thiết nghĩ, tư tưởng Hồ Chí Minh chính là giá trị “đi cùng thời đại” từ những điều cụ thể, nhỏ nhất đến những vấn đề vĩ mô, trong đó có việc xây dựng lề lối làm việc và đào tạo đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhà nước.

Theo Báo Hải Dương online
Huyền Trang (st)

 

Bài viết khác: