Đăng Ký 188BET - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

63

 

“Chủ nghĩa xã hội là cái gì? Là mọi người được ăn no mặc ấm, sung sướng, tự do. Nhưng nếu muốn tách riêng một mình mà ngồi ăn no mặc ấm, người khác mặc kệ, thế là không tốt. Mình muốn ăn no mặc ấm, cũng cần làm sao cho tất cả mọi người được ăn no mặc ấm, như thế mới đúng. Muốn như vậy, phải ra sức công tác, ra sức lao động sản xuất.

Tiền đồ của mỗi người nằm trong tiền đồ chung của dân tộc”.

“Nói chuyện tại Hội nghị cán bộ Đảng ngành giáo dục”, tháng 6-1957, Hồ Chí Minh toàn tập, t.8, tr.396.

…Đảng viên và cán bộ ta nói chung là trung thành, tận tụy, hăng hái. Nhưng một số đảng viên và cán bộ còn có bệnh công thần, suy tị, ỷ lại, tiêu cực không gương mẫu, đầy rẫy chủ nghĩa cá nhân.

Từ nay về sau, tất cả các đảng viên, cán bộ và chi bộ phải thường thường ôn lại, tự liên hệ và giữ đúng những tiêu chuẩn của người đảng viên:

1. Suốt đời kiên quyết phấn đấu cho chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.

2. Rèn luyện tư tưởng vô sản, sửa chữa những tư tưởng sai lầm. Kiên quyết đứng hẳn trên lập trường giai cấp công nhân, không đứng chân trong chân ngoài.

3. Đặt lợi ích của Đảng lên trên hết, trước hết. Biết đem lợi riêng, lợi ích của cá nhân phục tùng lợi ích chung của cách mạng.

4. Tuyệt đối chấp hành nghị quyết và kỷ luật của Đảng.

5. Liên hệ chặt chẽ với quần chúng.

6. Luôn luôn cố gắng học tập, thật thà tự phê bình và thành khẩn phê bình đồng chí mình.

Phải giữ đúng những tiêu chuẩn đó mới xứng đáng là người đảng viên”.

Bài nói chuyện với đồng bào và cán bộ Kiến An”, 18-1-1960,
 Hồ Chí Minh toàn tập, t.10, tr. 33-34.

Phải thấu suốt chính sách của Đảng và Chính phủ. Phải đi đúng đường lối quần chúng.

Phải thật sự gần gũi nhân dân, lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của nhân dân, học hỏi kinh nghiệm của nhân dân.

Phải biến quyết tâm của Đảng và Chính phủ thành quyết tâm của quần chúng.

Phải thiết thực quan tâm đến đời sống của nhân dân.

Phải cần, kiệm, liêm, chính. Phải gương mẫu. Phải có tinh thần trách nhiệm cao độ.

Phải chống quan liêu, mệnh lệnh, hình thức. Chống tham ô lãng phí.

Phải làm đúng những điều đó mới xứng là người đày tớ trung thành của nhân dân, người cán bộ tốt của Đảng và Chính phủ”.

Bài nói chuyện với đồng bào và cán bộ Kiến An”, 18-1-1960.

Hồ Chí Minh toàn tập, t.10, tr. 36.

“Những người được cử vào Quốc hội khóa II sẽ luôn luôn cố gắng để xứng đáng là những người đày tớ trung thành của đồng bào, những đại biểu cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phục vụ chủ nghĩa xã hội”.

Lời phát biểu tại Đại hội nhân dân Thủ đôchào mừng các vị ứng cử đại biểu Quốc hội tại Hà Nội ra mắt cử tri”, 14-4-1960, Hồ Chí Minh toàn tập, t.10, tr. 132.

“Đảng viên và cán bộ ta đều tốt, trung thành và hăng hái công tác, hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nhưng có một số ít đảng viên và cán bộ còn tư tưởng tiêu cực, suy tị, ỷ lại, ngại khó, ngại khổ, không gương mẫu. Đó là chủ nghĩa cá nhân, những đồng chí ấy phải quyết tâm sửa chữa”.

Bài nói tại Đại hội sản xuất tỉnh Hà Đông”, 7-6-1960, Hồ Chí Minh toàn tập, t.10, tr. 143-144.

“Quốc hội khóa I của ta là Quốc hội kháng chiến. Quốc hội khóa II này là Quốc hội xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà. Vì vậy, để xứng đáng là người đày tớ trung thành của nhân dân, nhiệm vụ của mỗi vị đại biểu là phải:

- Thực hành cần kiệm liêm chính, chí công vô tư,

- Một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phục vụ chủ nghĩa xã hội,

- Làm gương mẫu trong việc thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham ô.

Nói tóm lại, phải lấy việc làm thực tế mà hướng dẫn nhân dân ta xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.

“Quốc hội ta vĩ đại thật”, 10-7-1960, Hồ Chí Minh toàn tập, t.10, tr. 172.

“Để xứng đáng với vinh dự to lớn là người đày tớ tuyệt đối trung thành của nhân dân, các đại biểu Quốc hội và cán bộ chính quyền cần phải:

Thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư.

Gương mẫu về mọi mặt: Đoàn kết, công tác, học tập, lao động.

Luôn giữ vững tác phong khiêm tốn, chất phác, và hòa mình với quần chúng thành một khối”.

“Nói chuyện tại buổi lễ bế mạc Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa II”,
 15-7-1960, Hồ Chí Minh toàn tập, t.10, tr. 175.

“Tất cả đại biểu Quốc hội hứa với đồng bào là được cử vào Quốc hội để làm đại biểu Quốc hội, không phải là để làm quan, không phải là để ngồi trên ăn trốc, mà làm người đày tớ tuyệt đối trung thành của đồng bào”.

“Nói chuyện với đồng bào Thủ đô nhân dịp mừng Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa II thắng lợi”, 15-7-1960, Hồ Chí Minh toàn tập, t.10, tr. 177.

“Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chứ không phải là sự nghiệp của cá nhân anh hùng nào. Thành công của Đảng ta là ở nơi Đảng ta đã tổ chức và phát huy lực lượng cách mạng vô tận của nhân dân, đã lãnh đạo nhân dân phấn đấu dưới lá cờ tất thắng của chủ nghĩa Mác - Lênin”.

“Diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng của Đảng Lao động Việt Nam”, 5-9-1960, Hồ Chí Minh toàn tập, t.10, tr. 197.

“Chế độ ta là chế độ dân chủ. Tức là nhân dân làm chủ. Tức là cán bộ và nhân viên từ cấp trên đến cấp dưới đều là đầy tớ của nhân dân, đều phải một lòng một dạ phục vụ nhân dân”.

“Một lòng một dạ phục vụ nhân dân”, 18-1-1960, Hồ Chí Minh toàn tập, t.10, tr. 251.

“Cán bộ và đảng viên càng phải nâng cao tinh thần phụ trách trước Đảng và trước quần chúng, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Phải yêu kính nhân dân. Phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân. Tuyệt đối không được lên mặt “quan cách mạng” ra lệnh ra oai. Phải nắm vững quan điểm giai cấp, đi đúng đường lối của quần chúng, thành tâm học hỏi quần chúng, kiên quyết dựa vào quần chúng, giáo dục và phát động quần chúng tiến hành mọi chủ trương, chính sách của Đảng và của Nhà nước. Phải thật thà ngay thẳng; không được giấu dốt, giấu khuyết điểm, sai lầm. Phải khiêm tốn, gần gũi quần chúng, không được kiêu ngạo; phải thực sự cầu thị, không được chủ quan. Phải luôn luôn chăm lo đến đời sống của quần chúng. Phảichí công vô tư” và có tinh thần “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Đó là đạo đức của người cộng sản”.

“Xây dựng những con người của chủ nghĩa xã hội”, tháng 3-1961,
 Hồ Chí Minh toàn tập, t.10, tr. 311.

“Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ. Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ, từ Trung ương đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ ở cấp nào và ngành nào - đều phải là người đày tớ trung thành của nhân dân. Tất cả cán bộ đều phải một lòng một dạ phục vụ  nhân dân; đều phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân; đều phải theo đúng chính sách của Đảng và đi đúng đường lối của quần chúng.

Do đó mà lãnh đạo phải dân chủ, thiết thực, cụ thể và toàn diện. Phải tránh cách lãnh đạo đại khái, phiến diện, chung chung. Cán bộ phải tuyệt đối tránh bệnh quan liêu mệnh lệnh, phải hết sức chống bệnh hình thức, chống lãng phí tham ô.

Trong mọi công việc, đảng viên và đoàn viên thanh niên phải làm gương mẫu để lôi cuốn nhân dân cùng tiến bộ”.

“Bài nói chuyện với đồng bào dân tộc tỉnh Tuyên Quang”, tháng 3-1961, Hồ Chí Minh toàn tập, t.10, tr. 323.

“Đảng ta là Đảng lãnh đạo cách mạng. Ngoài lợi ích của nhân dân Đảng ta không có lợi ích nào khác. Vì vậy, cán bộ và đảng viên phải một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phải là người đày tớ hết sức trung thành của nhân dân”.

Bài nói chuyện với đồng bào và cán bộ tỉnh Bắc Giang”,
 tháng 3 năm 1961, Hồ Chí Minh toàn tập, t.10, tr. 337.

“… bảo vệ Bác nên các chú không muốn để đồng bào đến gần, cho nên đã xô đẩy đồng bào. Thái độ thế là không tốt. Đồng bào và các cháu nhi đồng muốn đến gần Bác. Nhưng các chú thì lại không muốn. Nó có mâu thuẫn, nhưng phải làm thế nào? Mình là dân chủ, Bác cũng như các chú, đều nói là phục vụ nhân dân. Cho nên phải khéo tổ chức, nếu không khéo tổ chức thì xô đẩy cũng không được; cho nên, phải làm thế nào để vừa bảo vệ được Bác, vừa không xô đẩy đồng bào.

Tóm lại, các chú muốn bảo vệ tốt phải có kỹ thuật, phải giữ được bí mật và phải có thái độ tốt với đồng bào”.

“Bài nói chuyện với Hội nghị Tổng kết công tác cảnh vệ”,
  Hồ Chí Minh toàn tập, t.10, tr. 516-517.

“Nhân dân ta rất cần cù, thông minh và khéo léo. Trong sản xuất và sinh hoạt, họ có rất nhiều kinh nghiệm quý báu cán bộ ta cần tham gia tổng kết những kinh nghiệm quý báu ấy. Việc này các cô, các chú làm được còn ít, cần phải làm tốt hơn nữa. Cán bộ ta lại phải học tập những đức tính cần cù, giản dị và thiết thực của công nhân, nông dân để trau dồi thêm tư tưởng và tác phong của mình”.

“Bài nói tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Hội phổ biến

 khoa học, kỹ thuật Việt Nam”, 18-5-1963, Hồ Chí Minh toàn tập, t.11, tr. 79.

“… cán bộ từ Trung ương đến xã đều phải là người đày tớ trung thành của nhân dân.

Cán bộ, đảng viên, đoàn viên cần phải xung phong gương mẫu trong mọi công việc, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Đồng bào cần phải luôn luôn giúp đỡ và phê bình cán bộ để họ làm trọn nhiệm vụ”.

“Bài nói với nhân dân và cán bộ tỉnh Nam Định”, 22-5-1963.

Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.11, tr. 91.

(Theo Tài liệu tham khảo “Hồ Chí Minh về suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tuỵ, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị” - Ban Tuyên giáo Trung ương).

Tâm Trang (st)

Bài viết khác: