Đăng Ký 188BET - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam - Người đã để lại những di sản tư tưởng vô giá trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, trong đó đặc biệt là những lời dạy có giá trị bền vững, mang ý nghĩa hiện thực to lớn đối với cuộc đấu tranh phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường hiện nay.

Trên thế giới, hiếm có vị lãnh tụ cách mạng nào lại bàn và chỉ đạo hoạt động nhiều về phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường như Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Tại Hội nghị Tổng kết công tác nông - lâm - ngư nghiệp năm 1956, Người nhấn mạnh: "Nghề nông luôn phải đấu tranh chống những tai nạn của thiên nhiên: Hạn hán, lũ lụt, sâu bọ, chuột, dịch... lại còn phải đấu tranh với tập quán bảo thủ lạc hậu". Người đã chỉ rõ nội dung, biện pháp phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường là phải toàn diện và chú ý phòng chống cả 3 loại giặc nguy hiểm đó là: "Giặc hạn hán", "giặc bão lụt" và "giặc sâu bệnh".

thực hiện

Phòng chống "giặc hạn hán"

Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định, hạn hán là một "loại giặc" nguy hiểm, phá hoại mùa màng, môi trường sinh thái. Theo Người, chống hạn là một chiến dịch, một công tác cách mạng, một cuộc thử thách đầy cam go. Người luôn tin tưởng vững chắc rằng, với ý chí, quyết tâm, sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, nhất định nhiệm vụ chống hạn sẽ đạt được thắng lợi. Tại Hội nghị Chống hạn năm 1958, Người phân tích: "Chống hạn là một chiến dịch cần phải cố gắng, phải kiên quyết, phải tin tưởng chống hạn thắng lợi, giúp đỡ nhau, thi đua lập công giữa địa phương này với địa phương khác ... có đoàn kết, quyết tâm, giúp đỡ lẫn nhau, lại có thi đua thì nhất định thắng lợi". Người đã đưa ra các biện pháp chống hạn là: "Phải tùy từng địa phương mà làm các việc đào mương, đào giếng, tát nước, giữ nước. Mỗi xã phải có kế hoạch nhỏ của xã mình; huyện, tỉnh phải có kế hoạch chung để điều hòa, phối hợp".

Người kêu gọi mọi lực lượng, mọi lứa tuổi đều phải tham gia chống hạn: "Mỗi người phải ra sức chống hạn. Ai ai cũng thi đua tham gia chống hạn. Các cụ già có kinh nghiệm, thanh niên có sức lực làm đầu tàu. Các cháu thiếu nhi ra đồng động viên, nấu nước cho đồng bào uống. Mỗi người một tay, già trẻ góp sức, nhất định chống hạn thắng lợi".

Phòng chống "giặc bão, lụt"

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã xác định, bão, lụt là "loại giặc" nguy hiểm hơn cả "giặc hạn hán", không chỉ tàn phá môi trường, mà còn đe dọa nghiêm trọng tới tính mạng, tài sản của nhân dân, gây nên những thảm họa khủng khiếp. Theo Người, vấn đề quan trọng trước hết của công tác phòng chống bão, lụt là làm tốt công tác phòng hộ đê, chủ động chăm lo xây dựng, bảo vệ hệ thống đê vững chắc. Người cho rằng, giữ đê, chống lụt là nhiệm vụ khó khăn, quyết liệt, cần phải có ý chí quyết tâm cao, tổ chức chặt chẽ, chuẩn bị chu đáo. Trong thư gửi đồng bào các tỉnh có đê, Người chỉ rõ: "Trong việc giữ đê, tổ chức phải chặt chẽ, chỉ huy phải vững vàng, dụng cụ phải đầy đủ. Các đoàn thể Nông hội và Thanh niên phải xung phong, các đơn vị bộ đội phải tranh thủ thời gian giúp sức đồng bào".

Trong hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai thường đi liền với địch họa, sự "phá hoại kép" này luôn gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng. Năm 1968, Người đã chỉ thị: "Các ngành và các địa phương cần coi trọng hơn nữa việc phòng và chống lụt, bão, chống địch đánh phá đê, kè ... phải vận động đồng bào làm nhiều thuyền, mảng, ụ đất, sàn gác, chằng chống nhà cửa cho vững, phòng khi lụt to,bão lớn. Phải giữ gìn và sửa sang hầm hố, phòng máy bay giặc Mỹ". Thực hiện lời dạy của Người, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu, lao động quên mình, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ đê, kè trong các mùa mưa bão.

Phòng chống "giặc sâu bệnh"

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng xác định, sâu bệnh là một "loại giặc" không thể xem thường. Chúng có thể nhanh chóng tàn phá cây cối, phá hoại mùa màng, hủy diệt từng đàn gia cầm, gia súc. Theo Hồ Chí Minh, trừ sâu, diệt chuột là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao năng suất cây trồng. Chính vì thế, nói chuyện với cán bộ, nhân dân các tỉnh Sơn Tây, Nam Định, Kiến An, Hải Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Đông, Cao Bằng ... Người đã nhắc nhở, phải tích cực trừ sâu, diệt chuột để nâng cao năng suất mùa vụ.

Để nâng cao hiệu quả phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm chỉ đạo, giáo dục, động viên nhân dân ta tích cực trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng. Trong 10 năm (1960-1969), Người đã có gần 20 bài nói, viết bàn về "Tết trồng cây", bàn về trồng rừng và bảo vệ rừng. Từ rất sớm, Người đã có tầm nhìn chiến lược sâu sắc về mối quan hệ gắn bó giữa trồng rừng, bảo vệ rừng với bảo vệ môi trường sinh thái. Những lời dạy của Người về "Tết trồng cây", về phong trào trồng rừng và bảo vệ rừng, có ý nghĩa hiện thực hết sức to lớn đối với sự nghiệp bảo vệ môi trường của Đảng và nhân dân ta trong thời kỳ mới.

Hiện nay, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với sự tàn phá thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường của con người, đã dẫn tới nguy cơ ngày càng lớn về biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đồng thời làm gia tăng thiên tai về cả quy mô và mật độ. Để thực hiện thắng lợi những lời dạy của Người, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải tiến hành đồng bộ nhiều chủ trương, giải pháp, trong đó trước hết cần tập trung thực hiện tốt một số vấn đề chủ yếu sau:

Phát huy sức mạnh tổng hợp để phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường.

Sức mạnh tổng hợp để phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường là sức mạnh đoàn kết của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; Sức mạnh của nền kinh tế, khoa học - công nghệ; Sức mạnh trong nước và quốc tế... Trong mọi hoàn cảnh, để phòng chống thiên tai thắng lợi, cần phải phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, điều kiện, cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện có, ứng dụng vào phòng chống từng loại thiên tai cụ thể.

Trong điều kiện mới, để nâng cao hiệu quả phòng chống hạn, chúng ta phải kết hợp phát huy sức mạnh của Trung ương và địa phương; thực hiện chiến lược thủy lợi đồng bộ; xây dựng hệ thống những hồ chứa nước lớn theo nhu cầu canh tác của từng địa bàn. Đồng thời, kết hợp với các đập ngăn nước của các nhà máy thủy điện điều tiết nước canh tác theo thời vụ. Hiện đại hóa các trạm bơm ở từng vùng, từng địa phương, bê tông hóa hệ thống mương máng trên đồng ruộng, gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới.

Về phòng chống bão, lụt, cần thực hiện tốt Chiến lược hộ đê, củng cố, bảo vệ hệ thống đê điều vững chắc. Để kịp thời ứng phó với các tai họa do bão lụt gây ra, cần phát huy vai trò của các Ban Chỉ huy phòng lụt, bão và tìm kiếm - cứu nạn từ Trung ương tới từng địa phương và Cục cứu hộ, cứu nạn, Bộ Quốc phòng, nhất là vai trò ứng cứu của bộ đội biên phòng và lực lượng cảnh sát biển. Trong những năm tới, cần có những giải pháp đồng bộ, nhằm khắc phục tình trạng ngập úng tại các thành phố lớn, nhất là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Về phòng chống sâu bệnh, cần đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học để diệt sâu bệnh ở từng loại cây trồng thích hợp. Sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật phải đúng liều lượng, đúng quy trình hướng dẫn, hạn chế tối đa dư lượng thuốc hóa học trên đồng ruộng.

Tăng cường nghiên cứu, không ngừng nâng cao chất lượng công tác khí tượng, thủy văn và môi trường.

Nâng cao chất lượng công tác khí tượng, thủy văn và môi trường là điều kiện cơ bản để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống thiên tai. Trên thực tế, công tác phòng chống thiên tai luôn gắn liền với dự báo, cảnh báo thiên tai. Tuy nhiên, để có những dự báo kịp thời , chính xác, cần tăng cường nghiên cứu trên các lĩnh vục khoa học, cụ thể là: Nghiên cứu khí tượng nhiệt đới và bão, tương tác biển - khí quyển; khí hậu ứng dụng, dự báo khí hậu, biến đổi khí hậu, tài nguyên khí hậu, khí hậu địa phương; khí tượng nông nghiệp và dự báo; khí tượng thủy văn và tài nguyên nước, tính toán lũ lụt và tiêu thoát nước; môi trường không khí và chất lượng nước, đánh giá tác động môi trường; nghiên cứu động đất lãnh thổ và sóng thần, lãnh hải Việt Nam và các vùng kế cận; nghiên cứu vật lý khí quyển và ứng dụng trong công tác bảo vệ môi trường, phòng chống giảm nhẹ thiên tai; nghiên cứu đặc trưng ô nhiễm môi trường, an toàn đê đập; đánh giá độ nguy hiểm và độ rủi ro của động đất... Kết quả nghiên cứu về những lĩnh vục trên là cơ sở trọng yếu để dự báo, cảnh báo thiên tai kịp thời, chính xác, giúp cho nhân dân ta chủ động phòng chống, nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đẩy mạnh trồng rừng, ngăn chặn, khắc phục nạn cháy rừng, phá rừng.

Hiện nay, cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, các loại rừng của nước ta ngày càng bị tàn phá nặng nề, nguy cơ thiên tai đe dọa ngày càng lớn. Để thực hiện lời dạy của Bác Hồ, Đảng ta đã đề ra Chiến lược trồng rừng với mục tiêu, đến năm 2015, tỷ lệ rừng che phủ đạt 43% và đến năm 2020 đạt 45%.

Để đạt mục tiêu, toàn Đảng, toàn dân ta phải đẩy mạnh công tác trồng rừng, phát triển rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Nhà nước phải có cơ chế, chính sách hỗ trợ để người dân có thể sống, làm giàu từ trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Đối với các tỉnh ven biển, cần động viên nhân dân trồng cây phi lao để chống bão cát và chống xói mòn. Đồng thời, tăng cường bảo vệ rừng, nỗ lực khắc phục nạn cháy rừng và phá rừng. Các địa phương cần phát huy vai trò của chính quyền, lực lượng kiểm lâm, lực lượng công an, bộ đội biên phòng... để đấu tranh ngăn chặn, kiên quyết loại bỏ nạn lâm tặc.

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường, chúng ta cần phải tiến hành đồng bộ nhiều chủ trương, giải pháp, trong đó trước hết là phát huy sức mạnh tổng họp để phòng chống thiên tai; Tăng cường nghiên cứu, nâng cao chất lượng công tác khí tượng, thủy văn và môi trường; Đẩy mạnh trồng rừng, khắc phục nạn cháy rừng, phá rừng. Các vấn đề trọng yếu trên, được thục hiện tốt, nhất định cuộc đấu tranh phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường của nhân dân ta sẽ đạt được nhiều thành công.

PGS.TS Hà Huy Thông -  TCMT 07/2012
Theo
Đỗ Long Văn (st)

Bài viết khác: