Đăng Ký 188BET - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

55 năm đã trôi qua nhưng bản hùng ca huyền thoại Truông Bồn vẫn sống mãi trong lòng bao thế hệ người dân Việt Nam. Nơi đây mãi là biểu tượng sáng ngời về đức hy sinh và tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” của thế hệ thanh niên xung phong nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.

bai ca truong bon
Tượng đài chiến thắng Truông Bồn - Nghệ An. (Ảnh: Báo Nghệ An)

Trong tiếng Nghệ, “truông” là danh từ để chỉ một đoạn đèo dốc chạy giữa hai vách núi hiểm trở. Truông Bồn là một đoạn đèo dốc có chiều dài 5 km, độ cao gần 70m trên dãy núi Thung Nưa, nằm trên tuyến đường chiến lược 15A hay còn gọi là đường 30 - đi qua địa phận xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương.

Trong những năm đế quốc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, Truông Bồn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, bởi là nơi kết nối các huyết mạch giao thông của ta từ hậu phương lớn miền Bắc chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam.

Nơi đây, ghi dấu những chiến công và sự hy sinh oanh liệt của quân và dân ta trong cuộc đấu tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc thế kỷ 20. Tiêu biểu là những chiến công và sự hy sinh oanh liệt ngày 31 tháng 10 năm 1968 của 13 chiến sĩ thanh niên xung phong “Tiểu đội cảm tử” - “Tiểu đội thép” – “Tiểu đội cọc tiêu sống” Anh hùng thuộc Đại đội Thanh niên xung phong 317, Đội 65, Tổng đội Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước tỉnh Nghệ An.

Từ năm 1964 – 1968 hòng hủy diệt Truông Bồn, cắt đứt mạch máu giao thông của ta, đế quốc Mỹ đã điên cuồng đánh phá nơi đây. Chúng đã trút xuống mảnh đất anh hùng này 18.936 quả bom các loại và hàng chục ngàn quả tên lửa, tàn phá 211 thôn, làng dọc tuyến đường, sát hại nhiều người dân xã Mỹ Sơn, xã Nhân Sơn, huyện Đô Lương. Đã có hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân ngành Giao thông, dân quân tự vệ bị thương, trong đó, có 1.240 cán bộ, chiến sĩ đã vĩnh viễn nằm lại trong lòng đất mẹ.

Nhưng bom đạn giặc Mỹ không thể khuất phục được ý chí và quyết tâm sắt đá của quân và dân ta: “Sống bám cầu, bám đường - chết kiên cường dũng cảm”, “Tim có thể ngừng đập - nhưng đường không thể tắc”. Các lực lượng của quân và dân ta đã giữ vững được mạch máu giao thông, đóng góp trên 2 triệu ngày công, đào đắp hàng triệu khối đất, đá, đưa 94.000 lượt xe quân sự vượt qua “Truông” an toàn. Đồng thời, vận chuyển và giải tỏa hàng triệu tấn hàng; huy động 4.500 xe đạp thồ, 4.500 xe ba gác... để giải phóng hàng vượt qua “truông” khi bị địch đánh phá, phong tỏa.

Trong cuộc chiến khốc liệt này, tất cả các lực lượng đã chiến đấu kiên cường, mưu trí, dũng cảm. Ghi nhận địa danh Truông Bồn, ghi nhận sự cống hiến và hy sinh oanh liệt của các chiến sĩ Truông Bồn, tiêu biểu là sự cống hiến và hy sinh oanh liệt ngày 31 tháng 10 năm 1968 của 13 chiến sĩ Thanh niên xung phong “Tiểu đội thép”, ngày 12 tháng 01 năm 1996, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin đã có Quyết định số 51/QĐ-BT công nhận di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn. Ngày 23 tháng 9 năm 2008, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có Quyết định số 1304/QĐ-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho Tập thể 14 chiến sĩ Thanh niên xung phong Truông Bồn thuộc Đại đội 317, Đội 65, Tổng đội Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước, tỉnh Nghệ An – trong đó, 11 chiến sĩ nữ và 02 chiến sĩ nam đã anh dũng hy sinh.

Không còn là “túi bom, chảo lửa” năm xưa, Truông Bồn nay đã được tôn tạo, hồi sinh, trở thành "địa chỉ đỏ" kết nối quá khứ và hiện tại, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Hàng ngày, nơi đây đón rất nhiều đoàn đại biểu và du khách trong và ngoài nước về thăm viếng, tri ân. Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn, biểu tượng lịch sử của Thanh niên xung phong Việt Nam, nơi hội tụ linh hồn của 1.240 cán bộ, chiến sĩ đã dũng cảm chiến đấu và anh dũng hy sinh để bảo vệ huyết mạch giao thông sẽ mãi là biểu tượng sáng ngời về đức hy sinh và tinh thần dũng cảm, kiên cường, bất khuất của cả dân tộc./.

TT

Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

Tâm Trang (st)

Bài viết khác: