Đăng Ký 188BET - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, gần gũi với nhân dân. Cha của Người là Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Cụ là người thầy đầu tiên của Nguyễn Sinh Cung - dạy chữ, dạy làm người, giáo dục lòng yêu nước và quyết định đối với sự hình thành chí hướng cách mạng của Người. 

nguoi cha cua bac

Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc còn có tên là Nguyễn Sinh Huy (1862 - 1929) tại xã Chung Cự, nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nông dân. Lên ba tuổi mồ côi cha, bốn tuổi mẹ qua đời, cậu bé Nguyễn Sinh Sắc phải về ở với người anh cùng cha khác mẹ.

Đỗ cử nhân năm 1894 và Phó bảng năm 1901, năm 1906, Cụ được triều đình bổ nhiệm chức Thừa biện bộ Lễ. Năm 1909, Cụ nhậm chức Tri huyện Bình Khê tỉnh Bình Định. Làm quan được ít lâu thì bị triều đình thải hồi. Sau đó, Cụ đi vào miền Nam và sống một cuộc đời thanh bạch rồi qua đời tại Cao Lãnh, Đồng Tháp.

 

Người cha và những bài học đầu tiên

Với ý chí không ngừng vươn lên, vượt qua nghịch cảnh của cuộc sống, luôn chất chứa trong mình tinh thần hiếu học, người con Nguyễn Sinh Sắc của làng Sen, Xứ Nghệ đã trở thành một nhà nho cấp tiến, một vị Phó bảng với nhân cách cao thượng, trong đó nổi bật là tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc. Lòng thương dân đó có gốc sâu xa từ trong cuộc đời của mình, từ nghèo khổ mà đi lên chịu ơn sâu nghĩa nặng của dân. Cụ hiểu sâu sắc nỗi khổ của dân. Khi làm quan, dù ngắn ngủi Cụ vẫn đứng hẳn về phía nhân dân, trừng trị bọn cường hào tông lý… hay ức hiếp dân bênh vực cho người nghèo. Hay khi bị thải hồi, lòng thương dân của Cụ càng bao la bát ngát, lòng thương dân của Cụ càng sâu đậm cho nên nhân dân miền Nam nói chung và nhân dân Đồng Tháp nói riêng rất thương yêu qúy trọng Cụ, không chỉ vì Cụ là một nhà Nho yêu nước chân chính mà còn là một thầy thuổc giỏi học rộng, giàu lòng thương người, sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi gặp hoạn nạn.

Trong năm năm từ chối không ra làm quan, Nguyễn Sinh Sắc thường đến những nơi có phong trào đấu tranh chống Pháp sôi nổi và anh dũng, kết giao với những người có lòng yêu nước, có chí cứu nước, đặc biệt là lớp sĩ phu yêu nước, có tư tưởng “bài” phong kiến, chống Pháp như Phan Bội Châu, Vương Thúc Quý, Đặng Thái Thân… Và điều đặc biệt, đi đến đâu ông cũng thường cho Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành đi cùng.

Trong khi đa số các nhà Nho không muốn cho con vào học trường Pháp - Việt vì vào đây phải học chữ Tây. Nhưng cụ Nguyễn Sinh Sắc thì nghĩ khác: “Muốn đánh Tây thì phải hiểu Tây, muốn hiểu Tây thì phải học tiếng Tây. Cho nên cụ vẫn cho con đến trường học. Cụ Nguyễn Sinh Sắc cho rằng: Đây là điều kiện tốt nhất để con của mình trực tiếp tiếp xúc với nền giáo dục Pháp và nền văn minh Pháp.

Thời kỳ học tập ở kinh đô Huế, Nguyễn Tất Thành ở chung với cha cho nên mỗi lời nói, mỗi việc làm, phong cách sống hàng ngày của người cha thân yêu đều có tác động trực tiếp tới suy nghĩ hành động và phong cách của Nguyễn Tất Thành. Nguyễn Sinh Sắc là người rất nghiêm khắc trong việc giáo dục con cái, tuy ông bị thực dân Pháp khiển trách vì con trai ông học ở trường Quốc học Huế đã có những lời chống Pháp trước mặt thầy giáo và học sinh nhân có cuộc biểu tình của dân chúng chống thuế năm 1908 - Nhưng ông vẫn dạy bảo con cái theo cách suy nghĩ và cách nhìn của mình.

Trong những người mà ông Sắc thường gặp gỡ có ông Phan Bội Châu. Giống như nhiều nhà nho yêu nước lúc bấy giờ, Phan Bội Châu cũng day dứt trước hiện tình đất nước và số phận của dân tộc. Sau này, Hồ Chí Minh đã nhắc lại:  “Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi sự thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Anh, người kia lại nghĩ là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”.

 

Sự giáo dục của Nguyễn Sinh Sắc không chỉ truyền cho các con trí tuệ, học vấn, mà còn truyền lòng nhiệt huyết, chí khí mạnh mẽ và động lực vượt qua mọi gian nan để vươn tới sự nghiệp lớn cứu nước, cứu dân, giải phóng dân tộc. Trong những năm tháng sống bên cạnh cha đã ảnh hưởng cho Nguyễn Tất Thành một nếp sống thanh cao, tư tưởng tiến bộ như thế. Đặc biệt, tư tưởng thương dân của Cụ Nguyễn Sinh Sắc đã ảnh hưởng sâu sắc nhất, quyết định nhất đối với sự hình thành chí hướng cách mạng của Nguyễn Tất Thành. 

Trước khi đi vào các tỉnh phía Nam tìm đường ra nước ngoài, Nguyễn Tất Thành có lên Bình Khê thăm cha. Thấy con trai đến Bình Khê, Cụ Phó bảng Nguvễn Sinh Sắc hỏi con:

“Con đến đây để làm gì?

Con đến đây để tìm cha.

Nghe vậy, Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trìu mến nói với con:

Nước mất không lo đi tìm, tìm cha phỏng có lợi ích gì?”(1)

Cuộc gặp gỡ với cha đã càng thôi thúc thêm Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước. Những lời dạy bảo đầy yêu thương mà kiên định lập trường “vì nước quên thân” của Cụ đã tiếp thêm sức mạnh cho người con trai trên con đường cứu Dân, cứu Nước.

Bức ảnh - Tài sản vô giá của Bác

Vào khoảng tháng 9 năm 1926, trước khi rời Sài Gòn bí mật sang Quảng Châu dự lớp Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, đồng chí Lê Mạnh Trinh đã đến chào tạm biệt cụ Nguyễn Sinh Sắc. Thông qua Lê Mạnh Trinh, cụ Nguyễn Sinh Sắc căn dặn người con trai của mình: “Cháu ra đi cố gắng. Bác nghe nói “Quốc” đương ở Quảng Châu. Cháu gặp thì nói: Bác vẫn khỏe, đừng lo... Cứ cố gắng làm việc, trung với nước tức là hiếu với Bác”(2).

 

Trong những năm bôn ba ở nước ngoài, có lẽ hình Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là một trong những niềm tin yêu nhất của Nguyễn Tất Thành giúp cho Người thêm nghị lực, thêm suy nghĩ hành động để chọn con đường nên đi.

Sau này, khi trở về nước hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa được một lần đến viếng mộ cha. Điều quý giá duy nhất về cha mà Bác luôn giữ gìn là bức ảnh chụp ngôi mộ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - bức ảnh được gửi tặng cho Bác vào năm 1954. Bác trân trọng đặt trong một chiếc hộp sơn mài màu đen khảm xà cừ và để trên kệ cao nhất trong phòng làm việc của Bác tại Ngôi Nhà sàn trong Phủ Chủ tịch.

Đồng chí Vũ Kỳ, thư ký của Bác kể lại: Thi thoảng vào ban đêm, Bác lại lấy bức hình ra ngắm nhìn có lúc mắt ứa lệ, qua đó có thể thấy bức ảnh chụp ngôi mộ Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đối với Bác vô cùng quan trọng vì thông qua tấm ảnh Bác mới biết được nơi an nghỉ cuối cùng của người cha mà Bác hết mực kính yêu, người cha mà sau khi ra đi tìm đường cứu nước trở về Bác chưa một lần được vào thăm, thắp cho cha một nén nhang để làm tròn chữ hiếu. Chính vì thế, mà Bác luôn trân trọng và giữ gìn bức ảnh bên mình một cách cẩn trọng cho đến những ngày Người đi xa.

nguoi cha cua bac 1
Bức ảnh mộ của Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.

Sinh thời, Bác từng nói: “Miền Nam luôn ở trong trái tim tôi”. Mong ước lớn nhất của Bác là được một lần vào thăm đồng bào miền Nam, được thắp một nén nhang trước một người cha thân yêu. Dường như sâu thẳm trong niềm thương nhớ vô bờ về đồng bào miền Nam, trái tim Bác mãi không nguôi nhớ về người cha kính yêu. Nhằm gián tiếp thực hiện ước mơ của Bác cũng như niềm khao khát, ước mong của đồng bào miền Nam nói chung và nhân dân Đồng Tháp nói riêng vào ngày 19/5/1975 - ngày sinh nhật lần đầu tiên của Bác sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước, tỉnh Đồng Tháp đã long trọng tổ chức một buổi lễ rước ảnh Bác về viếng mộ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Đây là một việc làm đầy ý nghĩa thể hiện tình cảm của nhân dân cả nước nói chung và nhân dân Đồng Tháp nói riêng dành cho Người - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.

khu di tich
Khu Di tích Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc tại Cao Lãnh, Đồng Tháp.

Năm nay, đúng Lễ giỗ lần thứ 94 của Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh phối hợp với Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội đã hoàn thành sản xuất bộ phim tài liệu “Trọn nghĩa vẹn tình nước non”. Bộ phim thể hiện tình cảm cha con của giữa Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và Nguyễn Tất Thành; những giá trị văn hóa, lòng yêu nước, niềm tôn kính của nhân dân đối với nhà nho yêu nước, Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc... Dự kiến bộ phim phát sóng vào lúc 20 giờ 45 phút ngày 09/12/2023 trên Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam./.

Thanh Huyền (Tổng hợp)

Chú thích

(1) Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Tháp, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học về Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, 1990, tr.170.

(2) Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Tháp, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học về Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, 1990, tr.170-171.

Bài viết khác: