Đăng Ký 188BET - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc đang đứng trước bước phát triển mới nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Trung Quốc là nước láng giềng có mối quan hệ truyền thống lâu đời, chia sẻ nhiều điểm tương đồng cùng lợi ích gắn bó với Việt Nam. Trải qua hơn 7 thập niên, kể từ khi thiết lập quan hệ Việt Nam- Trung Quốc (18-1-1950), hữu nghị, hợp tác vẫn là dòng chảy chính. Hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước đã dành cho nhau sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn và quý báu, cả trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước ở mỗi nước.

Chính vì thế, coi trọng củng cố và phát triển quan hệ Việt Nam-Trung Quốc là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại, là chủ trương nhất quán của Việt Nam. Trung Quốc là nước đầu tiên mà Việt Nam xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, còn Việt Nam là nước Đông Nam Á đầu tiên mà Trung Quốc thiết lập khuôn khổ quan hệ này. Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định, Trung Quốc luôn coi Việt Nam là phương hướng ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc; hoan nghênh và ủng hộ Việt Nam phát triển lớn mạnh; thực hiện thành công công nghiệp hóa-hiện đại hóa để cùng nhau phát triển.

Xác định tầm chiến lược trong quan hệ với Trung Quốc bởi định hướng đó phù hợp với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Đó cũng là sự triển khai trên thực tế đường lối đối ngoại mà Đại hội XIII của Đảng đề ra là “coi trọng phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị, truyền thống với các nước láng giềng”, “đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác song phương với các đối tác, đặc biệt là các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và các đối tác quan trọng khác, tạo thế đan xen lợi ích và tăng độ tin cậy”.

Thêm vào đó, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn diễn ra gay gắt, cùng nhiều thách thức như nguy cơ suy thoái kinh tế, khủng hoảng năng lượng và lương thực, các thách thức an ninh phi truyền thống, thúc đẩy quan hệ Việt-Trung không chỉ đem lại lợi ích thiết thực cho hai nước, mà còn góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới, phục vụ lợi ích phát triển của hai nước.

Những năm qua, với nỗ lực từ cả hai phía, hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung đã đưa đến sự phát triển vượt bậc trong quan hệ giữa hai nước. Nổi lên là sự tin cậy chính trị giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước không ngừng được củng cố và đi vào chiều sâu, với các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ sôi động ở các cấp, trên các kênh, từ Đảng, Nhà nước, Quốc hội đến Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc. Nền tảng chính trị vững chắc này đã tạo cơ sở thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai nước. Trong 20 năm liên tiếp, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, còn Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN, đối tác thương mại lớn thứ 4 của Trung Quốc trên thế giới (sau Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc). Năm 2023, Trung Quốc đã vươn lên vị trí thứ 4 trong các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

quan he chien luoc
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc hội kiến. Ảnh: TRỌNG HẢI

Thành tựu đó cho thấy định hướng chiến lược thúc đẩy hợp tác toàn diện với Trung Quốc đã đem lại kết quả tích cực. Vấn đề là làm thế nào để làm sâu sắc thêm nội hàm, qua đó nâng tầm chiến lược của mối quan hệ này. Trong bối cảnh đó, chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là sự kiện quan trọng góp phần hiện thực hóa mục tiêu trên. Chuyến thăm không chỉ củng cố, tăng cường sự tin cậy về chính trị, mà còn góp phần xác định tầm mức mới của quan hệ giữa hai nước theo hướng bền vững, thực chất và hiệu quả, góp phần vào xu thế hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.

Chắc chắn, sự cụ thể hóa tầm vóc chiến lược của mối quan hệ Việt - Trung sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho việc thúc đẩy quan hệ giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Đó là việc triển khai các mục tiêu chiến lược như kết nối giữa khuôn khổ “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” với Sáng kiến “Vành đai và Con đường”; xây dựng quy hoạch hợp tác cụ thể, kết hợp với các nhiệm vụ cải cách, phát triển trọng điểm của mỗi bên; thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác chiến lược như cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông, chia sẻ kinh nghiệm về cải cách doanh nghiệp nhà nước... Sự tin cậy về chính trị mà hợp tác chiến lược mở ra còn tạo điều kiện cho hai bên thúc đẩy mở rộng điểm tương đồng, tạo cơ sở nhận thức chung về vai trò của việc duy trì hòa bình, ổn định trên biển đối với sự phát triển của hai nước

Diễn ra vào thời điểm kỷ niệm 15 năm Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ là dấu mốc lịch sử trong quan hệ giữa hai nước, góp phần nâng quan hệ Việt Nam - Trung Quốc lên một tầm cao mới./.

TƯỜNG LINH

Theo Báo Quân đội nhân dân

Thanh Huyền (st)

Bài viết khác: