Đăng Ký 188BET - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

 1. Luật số 15/2023/QH15 ngày 09/01/2023 của Quốc hội về Khám bệnh, chữa bệnh, có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.

Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 gồm 12 chương với 121 điều luật.

Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 quy định về quyền, nghĩa vụ của người bệnh; người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại; khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận; chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh; áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới và thử nghiệm lâm sàng; sai sót chuyên môn kỹ thuật; điều kiện bảo đảm hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; huy động, điều động nguồn lực phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp.

Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 quy định, bổ sung một số nội dung mới như sau:

(1) Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 thay thế tên gọi của “Chứng chỉ hành nghề khám bênh, chữa bệnh” của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 thành “Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh”; (2) Phương thức cấp Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sẽ chuyển từ quy định xét duyệt hồ sơ sang quy định phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề trước khi cấp Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; (3) Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có thời hạn 05 năm và để được gia hạn Giấy phép hành nghề thì phải đáp ứng yêu cầu về cập nhật kiến thức y khoa liên tục theo quy định; (4) Việc chuyển đổi từ “Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh” được cấp trước ngày 01/01/2024 sang “Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh” sẽ được thực hiện theo lộ trình do Chính phủ quy định và thực hiện việc gia hạn theo định kỳ 05 năm một lần kể từ ngày chuyển đổi; (5) Điều khoản về thành lập Hội đồng y khoa Quốc gia; (6) Điều khoản về về tự chủ đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước; (7) Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

2. Luật số 22/2023/QH15 ngày 23/6/2023 của Quốc hội về Đấu thầu, có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.

Luật Đấu thầu năm 2023 gồm 10 chương với 96 điều luật.

Luật quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu; thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động đấu thầu; hoạt động lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu, hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh.

Luật Đấu thầu năm 2023 quy định, sửa đổi nhiều điều khoản, cụ thể bao gồm những nội dung:

(1) Bổ sung phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng Luật; (2) Sửa tiêu chí xác định tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư; (3) Quy định về trường hợp hủy thầu; (4) Quy định chi tiết về ưu đãi trong hoạt động đấu thầu mua thuốc; (5) Quy định về mức đảm bảo dự thầu đối với lựa chọn nhà thầu, bổ sung thêm trường hợp không được hoàn trả đảm bảo dự thầu; sửa đổi mức đảm bảo dự thầu đối với lựa chọn nhà thầu; (6) Quy định về những trường hợp cản trở; (7) Hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu; (8) Điều chỉnh các trường hợp vi phạm đối với chuyển nhượng thầu; (9) Về bổ sung gói thầu được áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranhổ , bổ trường hợp chỉ định thầu  (10) Điểm mới về lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế; (11) Quy định về việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu và (12) Đấu thầu qua mạng được áp dụng với tất cả các gói thầu từ năm 2025.

3. Luật số 06/2022/QH15 ngày 15/06/2022 của Quốc hội về Thi đua, khen thưởng, có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.

Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 gồm 8 chương với 96 điều luật.

Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 quy định về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, hình thức, tiêu chuẩn, thẩm quyền, trình tự và thủ tục thi đua, khen thưởng. Trong đó, đối tượng áp dụng là cá nhân, tập thể, hộ gia đình người Việt Nam; cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cá nhân, tập thể người nước ngoài.

Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 quy định, sửa đổi và bổ sung một số nội dung như sau:

(1) Bổ sung nguyên tắc thi đua khen thưởng; (2) Bỏ hình thức khen thưởng “Huy hiệu”; (3) Sửa đổi nguyên tắc xét thi đua, khen thưởng; (4) Thay đổi đối tượng được tặng Huân chương Lao động; (5) Bổ sung đối tượng được xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”; (6) Bổ sung hình thức khen thưởng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ  vang”; (7) Về đối tượng, tiêu chuẩn được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; (8) Quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”; (9) Bổ sung hình thức khen thưởng cho người nước ngoài; (10) Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý công tác thi đua, khen thưởng.

4. Nghị định số 77/2023/NĐ-CP ngày 02/11/2023 của Chính phủ về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.

Theo Điều 2 Nghị định số 77/2023/NĐ-CP, đối tượng áp dụng của Nghị định này là các doanh nghiệp tân trang, cơ sở tân trang, chủ sở hữu nhãn hiệu, thương nhân nhập khẩu hàng hóa tân trang và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định CPTPP.

Căn cứ vào Điều 5 Nghị định số 77/2023/NĐ-CP  quy định về điều kiện đối với hàng hóa tân trang nhập khẩu như sau:

(1) Hàng hóa tân trang nhập khẩu vào Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Có Giấy phép nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này.

- Đáp ứng quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP.

- Đáp ứng các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam và pháp luật chuyên ngành đang được áp dụng cho hàng nhập khẩu mới cùng chủng loại, trong đó, tùy trường hợp cụ thể, có các quy định về: nhãn hàng hóa, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hiệu suất năng lượng, an toàn bức xạ, an toàn thông tin mạng, đo lường, bảo vệ môi trường, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, các quy định khác.

(2) Khi đưa ra lưu thông trên thị trường, trên nhãn gốc hoặc nhãn phụ của hàng hóa tân trang phải thể hiện bằng tiếng Việt cụm từ “Hàng hóa tân trang” ở vị trí và với kích cỡ có thể nhìn thấy và đọc được bằng mắt thường.

Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 77/2023/NĐ-CP quy định về Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang bao gồm:

- Giấy phép nhập khẩu theo lô hàng (trong đó, 3. Giấy phép nhập khẩu theo lô hàng được cấp cho hàng hóa tân trang trong những lần đầu mà hàng hóa này nhập khẩu vào Việt Nam)

- Giấy phép nhập khẩu có thời hạn.

 5. Thông tư 16/2023/TT-BNV ngày 15/11/2023 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật chỉnh lý tài liệu nền giấy, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2024.

Cụ thể, tại Khoản 1, Điều 4 Thông tư số 16/2023/TT-BNV quy định căn cứ xác định định mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm: Quy trình chỉnh lý tài liệu; định mức lao động; định mức máy móc thiết bị; định mức công cụ dụng cụ; định mức vật tư, văn phòng phẩm; định mức tiêu hao năng lượng; hệ số phức tạp.

Cũng tại Điều 4, Thông tư số 16/2023/TT-BNV quy định về:

(1) Định mức kinh tế - kỹ thuật thực hiện quy trình chỉnh lý tài liệu nền giấy (hệ số 01) áp dụng Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 16/2023/TT-BNV;

(2) Định mức kinh tế - kỹ thuật thực hiện quy trình chỉnh lý tài liệu nền giấy phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu (hệ số 01) áp dụng Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 16/2023/TT-BNV;

(3) Hệ số phức tạp áp dụng Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 16/2023/TT-BNV.

6. Thông tư số 66/2023/TT-BCA ngày 17/11/2023 của Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 55/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú; Thông tư số 56/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về biểu mẫu trong đăng ký, quản lý cư trú; Thông tư số 57/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về quy trình đăng ký cư trú, có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.

Khoản 1, Điều 1 Thông tư 66/2023/TT-BCA quy định sửa đổi hồ sơ phải nộp khi giải quyết các thủ tục về cư trú, trong đó có đăng ký thường trú. Với trường hợp tiếp nhận hồ sơ đăng ký trực tiếp, người dân có thể nộp bản sao giấy tờ được chứng thực từ bản chính hoặc được cấp từ sổ gốc hoặc bản chụp, bản quét kèm theo bản chính để đối chiếu.

Ngoài ra, người dân có thể khai báo thông tin theo biểu mẫu điện tử được cung cấp sẵn, đăng tải bản quét/bản chụp giấy tờ hợp lệ (không yêu cầu công chứng/chứng thực)/dẫn nguồn tài liệu từ kho quản lý dữ liệu điện tử) và nộp lệ phí.

Theo quy định hiện hành, khi đăng ký cư trú trực tuyến, người yêu cầu đăng ký cư trú khai báo thông tin, đính kèm bản quét/bản chụp giấy tờ cần thiết. Tuy nhiên, công dân phải xuất trình bản chính đã cung cấp khi người làm công tác đăng ký cư trú yêu cầu.

Cụ thể, việc xác nhận thông tin về cư trú từ năm 2024 được quy định tại Khoản 9, Điều 1 Thông tư số 66/2023/TT-BCA như sau:

(1) Công dân có thể yêu cầu cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của mình xác nhận thông tin về cư trú bằng hình thức yêu cầu trực tiếp tại trụ sở cơ quan đăng ký cư trú hoặc yêu cầu qua cổng dịch vụ công, ứng dụng VneID hoặc dịch vụ công trực tuyến khác theo quy định của pháp luật.

(2) Nội dung xác nhận thông tin về cư trú bao gồm thông tin về nơi cư trú hiện tại, các nơi cư trú trước đây, thời gian sinh sống tại từng nơi cư trú, hình thức đăng ký cư trú và các thông tin về cư trú khác đang có trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Xác nhận thông tin về cư trú có giá trị sử dụng 01 năm kể từ ngày cấp. Trường hợp thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị sử dụng kể từ thời điểm thay đổi, điều chỉnh.

(3) Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm xác nhận thông tin về cư trú theo yêu cầu của công dân.

Trường hợp thông tin cần xác nhận về cư trú đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì thời hạn giải quyết không quá 1/2 ngày làm việc. Trường hợp nội dung đề nghị xác nhận không có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc.

7. Nghị quyết số 107/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.

Nghị quyết số 107/2023/QH15 quy định tại Điều 2 về Người nộp thuế như sau:

Đơn vị hợp thành của tập đoàn đa quốc gia có doanh thu trong báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ tối cao ít nhất 2 năm trong 4 năm liền kề trước năm tài chính tương đương 750 triệu euro (EUR) trở lên, trừ các trường hợp sau đây: Tổ chức của chính phủ; Tổ chức quốc tế; Tổ chức phi lợi nhuận; Quỹ hưu trí; Quỹ đầu tư là công ty mẹ tối cao; Tổ chức đầu tư bất động sản là công ty mẹ tối cao; Tổ chức có ít nhất 85% giá trị tài sản thuộc sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức quy định nêu trên.

Tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 6 của Nghị quyết, việc kê khai, nộp thuế và quản lý thuế tối thiểu được quy định như sau:

(1) Đối với quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn, thời hạn nộp Tờ khai thông tin theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu, Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung kèm theo Bản thuyết minh giải trình chênh lệch do khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán tài chính và thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung chậm nhất là 12 tháng sau ngày kết thúc năm tài chính.

(2) Đối với quy định về tổng hợp thu nhập chịu thuế tối thiểu, thời hạn nộp Tờ khai thông tin theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu, Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung kèm theo Bản thuyết minh giải trình chênh lệch do khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán tài chính và thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung chậm nhất là 18 tháng sau ngày kết thúc năm tài chính đối với năm đầu tiên tập đoàn đa quốc gia thuộc đối tượng áp dụng; thời hạn chậm nhất là 15 tháng sau ngày kết thúc năm tài chính đối với các năm tiếp theo.

8. Thông tư 105/2023/TT-BQP ngày 06/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định tiêu chuẩn sức khỏe, khám sức khỏe cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.

Thông tư số 105/2023/TT-BQP có 5 chương, 34 điều quy định tiêu chuẩn và phân loại khám sức khỏe; khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; quản lý và kiểm tra sức khỏe quân nhân dự bị; khám sức khỏe tuyển sinh quân sự; khám sức khỏe tuyển dụng vào đội ngũ cán bộ; đào tạo sĩ quan dự bị gọi vào phục vụ tại ngũ; tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong khám sức khỏe cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng (Khoản 1, Điều 1 Thông tư)

Bên cạnh đó, tại Khoản 2, Điều 1 Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định Tiêu chuẩn khám tuyển, giám định sức khỏe phi công quân sự, lực lượng đổ bộ đường không, lực lượng dù, thủy thủ tàu ngầm không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

Tại Khoản 5, Điều 8 Thông tư quy định nội dung khám sức khỏe bao gồm:

(1) Khám về thể lực; lâm sàng theo các chuyên khoa: Mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, nội khoa, thần kinh, tâm thần, ngoại khoa, da liễu, sản phụ khoa (đối với nữ);

(2) Khám cận lâm sàng: Công thức máu; nhóm máu (ABO); chức năng gan (AST, ALT); chức năng thận (Ure, Creatinine); đường máu; virus viêm gan B (HbsAg); virus viêm gan C (Anti-HCV); HTV; nước tiểu toàn bộ. (10 thông số); siêu âm ổ bụng tổng quát; điện tim; X-quang tim phổi thẳng; xét nghiệm nước tiểu phát hiện ma túy. Chủ tịch Hội đồng chỉ định thêm các xét nghiệm khác theo yêu cầu chuyên môn để kết luận sức khỏe được chính xác.

9. Nghị định số 94/2023/NĐ-CP ngày 28/12/2023 của Chính phủ quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội, có hiệu lực từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 30/6/2024.

Theo đó, Khoản 1 Điều 1 Nghị định 94/2023/NĐ-CP quy định tiếp tục giảm thuế GTGT xuống 8% đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ các nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:

- Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 94/2023/NĐ-CP .

- Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 94/2023/NĐ-CP .

- Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 94/2023/NĐ-CP .

- Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 94/2023/NĐ-CP được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng. Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế giá trị gia tăng.

Các tổng công ty, tập đoàn kinh tế thực hiện quy trình khép kín mới bán ra cũng thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng than khai thác bán ra.

Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định 94/2023/NĐ-CP thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và không được giảm thuế giá trị gia tăng.

10. Nghị định số 82/2023/NĐ-CP ngày 28/11/2023 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí, có hiệu lực từ ngày 12/01/2024.

Trong đó, Nghị định số 82/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên Điều và các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 3 về Kê khai, thu, nộp phí, lệ phí và quyết toán phí cụ thể như sau:

(1) Người nộp phí, lệ phí thực hiện kê khai, nộp phí, lệ phí theo tháng, quý, năm hoặc theo từng lần phát sinh; nộp phí, lệ phí cho tổ chức thu hoặc Kho bạc Nhà nước bằng các hình thức: Nộp trực tiếp bằng tiền mặt hoặc thông qua tổ chức tín dụng, tổ chức dịch vụ và hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Căn cứ tính chất, đặc điểm của từng khoản phí, lệ phí, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định cụ thể hình thức nộp, kỳ kê khai, nộp phí, lệ phí cho phù hợp.

(2) Tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện kê khai, nộp phí, lệ phí thu được như sau:

- Định kỳ hằng ngày; tuần hoặc tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu được vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách tại Kho bạc Nhà nước; tổ chức thu lệ phí phải gửi số tiền lệ phí thu được vào tài khoản lệ phí chờ nộp ngân sách hoặc nộp lệ phí vào tài khoản thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước. Căn cứ số tiền phí, lệ phí thu được nhiều hay ít, nơi thu phí, lệ phí xa hay gần Kho bạc Nhà nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định định kỳ ngày; tuần hoặc tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu được trong kỳ vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách, tổ chức thu lệ phí phải gửi số tiền lệ phí đã thu được trong kỳ vào tài khoản lệ phí chờ nộp ngân sách hoặc tài khoản thu ngân sách nhà nước.

- Tổ chức thu phí kê khai, nộp tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo tháng, quyết toán năm và tổ chức thu lệ phí kê khai, nộp lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước theo tháng theo quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19-10-2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 91/2022/NĐ-CP ngày 30-10-2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19-10-2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.

- Tổ chức thu phí hải quan, lệ phí hàng hóa, hành lý, phương tiện vận tải quá cảnh, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thu phí, lệ phí thực hiện kê khai, thu, nộp phí, lệ phí theo quy định tại Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.

- Tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện lập và cấp chứng từ thu phí, lệ phí theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19-10-2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ, Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20-1-2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước.

11. Nghị định số 83/2023/NĐ-CP ngày 29/11/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/1/2024.

Theo đó, Nghị định số 83/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2018/NĐ-CP, cụ thể:

Sửa đổi, bổ sung Điều 17 về Phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ như sau:

(1) Phát hành riêng lẻ là phương thức bán trực tiếp trái phiếu Chính phủ cho từng đối tượng mua hoặc lựa chọn ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài làm đại lý phân phối và thanh toán trái phiếu Chính phủ (đại lý phân phối) cho đối tượng mua.

(2) Kho bạc Nhà nước xây dựng phương án phát hành trái phiếu Chính phủ theo phương thức riêng lẻ báo cáo Bộ Tài chính chấp thuận. Phương án phát hành riêng lẻ bao gồm các nội dung cơ bản sau: Đối tượng mua trái phiếu; Khối lượng dự kiến phát hành; Kỳ hạn trái phiếu; Lãi suất dự kiến; Thời gian dự kiến phát hành; Dự kiến hình thức phát hành riêng lẻ (Kho bạc Nhà nước phát hành trực tiếp hoặc lựa chọn đại lý phân phối).

(3) Bộ Tài chính chấp thuận phương án phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ theo các nội dung quy định trên.Ngoài ra, Nghị định số 83/2023/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung khoản 2, 3 Điều 22 về trái phiếu ngoại tệ.

(4) Trên cơ sở phương án phát hành riêng lẻ được Bộ Tài chính chấp thuận, Kho bạc Nhà nước tổ chức thực hiện. Trường hợp lựa chọn đại lý phân phối, việc lựa chọn và ký hợp đồng với đại lý phân phối thực hiện theo quy định: Điều kiện làm đại lý phân phối và quy trình lựa chọn đại lý phân phối.

(5) Điều kiện làm đại lý phân phối:

- Là các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, có chức năng cung cấp dịch vụ đại lý phát hành trái phiếu theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

- Có mạng lưới hoạt động đáp ứng việc phân phối và thanh toán trái phiếu Chính phủ;

- Có phương án tổ chức phân phối và thanh toán trái phiếu đáp ứng được yêu cầu của chủ thể tổ chức phát hành đối với mỗi đợt phát hành.

(6) Quy trình lựa chọn đại lý phân phối:

- Khi có nhu cầu phát hành trái phiếu theo phương thức riêng lẻ thông qua đại lý phân phối, Kho bạc Nhà nước thông báo về kế hoạch tổ chức phát hành trên trang điện tử của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán để các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đăng ký tham gia làm đại lý phân phối.

- Các tổ chức đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 5 Điều này có nhu cầu làm đại lý phân phối nộp hồ sơ được niêm phong trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc gửi bằng thư qua dịch vụ bưu chính đến địa chỉ theo thông báo của Kho bạc Nhà nước.

12. Nghị định số 86/2023/NĐ-CP ngày 7/12/2023 của Chính phủ quy định về khung tiêu chuẩn và trình tự, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, có hiệu lực từ ngày 30/1/2024.

Cụ thể, Nghị định số 86/2023/NĐ-CP nêu rõ, để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương: gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng. (Căn cứ vào Phụ lục I – Khung tiêu chuẩn danh hiệu gia đình văn hóa của Nghị định)

Căn cứ Điều 8 Nghị định số 86/2023/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục xét tặng các danh hiệu như sau:

Đối với danh hiệu “Gia đình văn hóa”: Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức thực hiện theo trình tự sau:

(1) Chủ trì, phối hợp với Trưởng ban Ban Công tác Mặt trận, các tổ chức đoàn thể cùng cấp tổ chức họp, đánh giá mức độ đạt các tiêu chuẩn của từng hộ gia đình trong phạm vi quản lý.

(2) Tổng hợp danh sách các hộ gia đình đủ điều kiện đề nghị xét tặng và thông báo công khai trên bảng tin công cộng hoặc các hình thức khác (nếu có) để lấy ý kiến người dân trong thời hạn 10 ngày.

(3) Hết thời hạn lấy ý kiến, lập hồ sơ theo quy định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định.

(4) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”.

Bảo Ngọc (Tổng hợp)

Bài viết khác: