Đăng Ký 188BET - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

Lễ nhận Quốc thư giữa núi rừng Việt Bắc được tổ chức tại một ngôi nhà chỉ có một phòng rộng như hội trường, được dựng với vật liệu chủ yếu là gỗ và tre nứa, mái lợp lá cọ, tương đối quy mô và trang trọng; nền nhà được đầm kỹ, sàn lát gỗ.

Ông Nguyễn Bá Bảo, nguyên Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Australia và New Zealand, là cán bộ Văn phòng Bộ Ngoại giao thời kỳ kháng chiến chống Pháp, người có may mắn được tham gia công tác chuẩn bị cho lễ trình quốc thư đầu tiên, kể lại:

Để chuẩn bị cho lễ nhận Quốc thư, yêu cầu đặt ra là bảo đảm đúng nghi lễ ngoại giao theo thông lệ quốc tế, đồng thời phù hợp với hoàn cảnh cuộc kháng chiến lúc bấy giờ. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm tổ chức buổi lễ, với sự phối hợp của Văn phòng Phủ Thủ tướng. Việc đầu tiên là chọn một địa điểm thuận tiện cho việc đi lại nhưng phải bảo đảm bí mật, an toàn.

Nơi được chọn là một quả đồi rộng, tương đối bằng phẳng và thoáng đãng dưới những bóng cây cao, xa khu dân cư, trên đường từ Đèo Khế về thị xã Thái Nguyên (nay thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên). Việc san mặt bằng và dựng nhà được tiến hành khẩn trương trong nửa cuối tháng 8 năm 1954. Ngôi nhà chỉ có một phòng rộng như hội trường, được dựng với vật liệu chủ yếu là gỗ và tre nứa, mái lợp lá cọ, tương đối quy mô và trang trọng; nền nhà được đầm kỹ, sàn lát gỗ. Trong hoàn cảnh khó khăn nhưng đồng chí kiến trúc sư vẫn thiết kế các cửa sổ rất trang nhã nẹp bằng tre và trúc, có rèm lụa.

Le nhan quoc thu 2
Đại sứ La Quý Ba trình quốc thư lên Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 1/9/1954.

Đồng chí Nguyễn Cơ Thạch khi đó vừa được Trung ương điều động từ Ủy ban kháng chiến Liên khu III lên làm Chánh Văn phòng Bộ Ngoại giao, là người chịu trách nhiệm chính trong việc chuẩn bị các văn kiện của buổi lễ. Theo thông lệ quốc tế, trong lễ nhận Quốc thư, nguyên thủ quốc gia sẽ nhận thư và tiếp đại sứ, không đọc diễn văn.

Song đây là lễ nhận Quốc thư đầu tiên và cũng là một mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển của tình hữu nghị đặc biệt Việt - Trung, nên phần nghi lễ có diễn văn chào mừng của Đại sứ La Quý Ba và đáp từ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Việc chuẩn bị văn kiện, việc tập dượt các bước tiến hành trong buổi lễ như cách đi đứng, khoảng cách đứng giữa các vị trí được thực hành chu đáo.

Đúng 4h chiều ngày 1/9/1954, Lễ nhận Quốc thư giữa núi rừng Việt Bắc bắt đầu. Hồ Chủ tịch đứng ở chính giữa phía đầu hội trường. Bên phải Bác là các đồng chí Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Cơ Thạch vàVũ Đình Huỳnh. Đồng chí La Quý Ba, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền CHND Trung Hoa tại Việt Nam DCCH và 3 cán bộ là Tham tán, Bí thư thứ hai và Bí thư thứ ba, đứng cách Hồ Chủ tịch khoảng 3 mét.

Đại sứ La Quý Ba bước đến, hai tay trân trọng trình Quốc thư lên Hồ Chủ tịch. Tiếp đó, Đại sứ La Quý Ba đọc diễn văn chào mừng, có đoạn: “Tôi hân hạnh trình quốc thư của Chính phủ nhân dân Trung ương nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ủy nhiệm tôi làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lên Chủ tịch.

Thưa đồng chí Chủ tịch, trong lúc này, trình Quốc thư lên Chủ tịch, tôi xin thay mặt Chủ tịch Chính phủ nhân dân Trung ương nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và nhân dân Trung Quốc gửi lời chào cao cả và chân thành tới Chủ tịch và nhân dân Việt Nam anh dũng. Nhân dân Việt Nam anh dũng đã kiên quyết không chịu khuất phục, đấu tranh trường kỳ để chống kẻ xâm lược nước ngoài, tranh thủ độc lập và tự do của dân tộc, và trong 8 năm kháng chiến gian khổ đã tỏ rõ tinh thần ái quốc chủ nghĩa vĩ đại. Nhân dân Trung Quốc rất khâm phục và kính mến nhân dân Việt Nam...

Tôi tin chắc rằng, từ nay về sau trong những ngày hòa bình, sự đoàn kết, hữu hảo và hợp tác thêm giữa hai nước chúng ta không những sẽ làm cho tình hữu nghị anh em có truyền thống giữa nhân dân hai nước chúng ta được ngày càng phát triển và củng cố, mà còn sẽ giúp  cho việc tăng cường lực lượng hòa bình, dân chủ do Liên Xô dẫn đầu, sẽ giúp cho việc giữ gìn và củng cố hòa bình ở Châu Á và thế giới...”.

Đại sứ La Quý Ba trịnh trọng hứa: ...“Tôi sẽ dốc toàn sức để góp phần củng cố và tăng cường tình đoàn kết và hữu hảo vững bền như anh em giữa nhân dân hai nước và làm cho quan hệ hợp tác kinh tế và văn hóa của hai nước chúng ta ngày càng phát triển".

Sau diễn văn chào mừng của Đại sứ La Quý Ba, Hồ Chủ tịch đã đọc đáp từ. Người điểm lại những thành tựu to lớn trong 9 năm kháng chiến, kiến quốc anh dũng của nhân dân ta và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân Việt Nam đối với sự giúp đỡ của Chính phủ và nhân dân Trung Quốc.

Giọng Bác trầm lắng, xúc động và thân tình: “Chúng tôi biết rằng: một trong những nguyên nhân to lớn của thắng lợi chúng tôi là nhân dân Trung Quốc và nhân dân Liên Xô đã ủng hộ chúng tôi như anh em, nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới và nhân dân Pháp cùng ủng hộ chúng tôi”.

Tiếp đó, Hồ Chủ tịch nêu rõ những nhiệm vụ hàng đầu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong những năm tới là nghiêm chỉnh thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ, khắc phục hậu quả chiến tranh, kiến thiết đất nước, xây dựng tình đoàn kết và hữu nghị với các nước láng giềng và cộng đồng thế giới.

Người mong muốn: “Đó là những nhiệm vụ to lớn và nặng nề, chúng tôi tin rằng nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cùng các nước bạn sẽ giúp đỡ chúng tôi như anh em. Nhiệm vụ của đồng chí Đại sứ là ra sức tăng cường và phát triển tình hữu nghị giữa hai dân tộc ta. Nhân dân và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhất định cố gắng giúp đồng chí hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang ấy. Tôi chúc đồng chí Đại sứ mạnh khỏe và thành công...”.

Sau các nghi lễ trên, Hồ Chủ tịch đã tiếp chuyện thân mật đồng chí Đại sứ La Quý Ba và các cán bộ cùng đi. Điều đặc biệt là, mối quan hệ thân tình giữa Người và đồng chí La Quý Ba đã có từ lâu, đồng chí cũng là một cán bộ chủ chốt trong Đoàn cố vấn Trung Quốc bên cạnh Chính phủ ta. Và một sự thú vị, đúng ngày kỷ niệm lần thứ 9 Cách mạng Tháng Tám (19/8/1954), Chính phủ Trung Quốc đã quyết định cử đồng chí La Quý Ba làm Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền đầu tiên của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam.

Theo Trần Duy Hiển/cand.com.vn
Thu Hiền (st)

Bài viết khác: