Đăng Ký 188BET - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

 

Bia sach di tichII. NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ DIỄN RA Ở KHU DI TÍCH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TẠI ĐÁ CHÔNG

Những tư liệu và tài liệu thu thập được từ các cuộc gặp gỡ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, những cán bộ đã từng giúp việc và phục vụ Bác tại căn cứ K9 và đặc biệt từ cuộc toạ đàm "Cán bộ, nhân viên đã từng phục vụ Bác tại Đá Chông" do Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức vào tháng 4 năm 2006; Hội thảo khoa học "Những sự kiện Bác Hồ với Đá Chông", ngày 1 tháng 7 năm 2006 và Hội thảo "Chủ tịch Hồ Chí Minh với Khu di tích Đá Chông", ngày 28 tháng 5 năm 2007 do Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức đã có những căn cứ đáng tin cậy. Trên cơ sở đó, có thể đưa ra những phác thảo chính về những sự kiện lịch sử diễn ra ở Khu di tích Đá Chông như sau:

1. Thời kỳ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước làm việc tại Đá Chông (từ năm 1957-1969)

Năm 1957

Cuối năm 1956, đầu năm 1957, Đá Chông được các đồng chí ở Ty Công an Sơn Tây khảo sát, báo cáo với tỉnh trong việc giúp Trung ương tìm chọn một nơi xây nhà nghỉ của Trung ương. Nơi đây hội đủ các yếu tố: có rừng cây, có núi, có sông, thuận tiện về giao thông thủy bộ.

Tháng 5 năm 1957, trong dịp theo dõi Sư đoàn 308 tập mẫu chiến thuật "Trung đoàn bộ binh tăng cường tiến công quân địch phòng ngự có chuẩn bị", Bác đã dừng chân nghỉ, ăn cơm trưa trên đồi, nơi có 3 mỏm đá nhọn như hình mũi chông, ngọn mác xếp liền kề nhau. Thấy địa thế nơi đây hiểm trở, phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ, Bác đã trao đổi với các đồng chí cùng đi, ngỏ ý chọn vị trí này làm nơi nghỉ ngơi và làm việc của Bác và Trung ương.

Năm 1958

Sáng ngày 23 tháng 2 năm 1958, Bác Hồ lên thăm và xem xét lại địa bàn khu vực Đá Chông. Cùng đi với Bác có đồng chí Nguyễn Lương Bằng - ủy viên Trung ương Đảng và một số đồng chí khác của Chủ tịch phủ và lãnh đạo tỉnh Sơn Tây.

Sau chuyến đi của Bác, Tổng cục Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam được lệnh xây dựng một số ngôi nhà cấp bốn trong khu vực Đá Chông.

Bước sang năm 1959, trước nguy cơ của một cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc của đế quốc Mỹ đã rõ ràng, Cục Doanh trại, Tổng cục Hậu cần được lệnh tiếp tục lên xây dựng Khu căn cứ của Trung ương, Bộ đội Công binh xây dựng một hệ thống công sự kiên cố. Quá trình xây dựng, khu vực này được gọi là Công trường 5.

Đặc biệt, Bác đã cắm cọc, nhắm hướng cho dựng một ngôi nhà chính làm nơi hội họp, nghỉ ngơi của Bác và Trung ương. Nhóm kiến trúc sư tài giỏi do đồng chí Hoàng Linh, Cục trưởng Cục Doanh trại phụ trách được giao vẽ thiết kế ngôi nhà trình lên Bác duyệt.

Năm 1960

Sáng ngày 28 tháng 1 năm 1960 (tức ngày mồng một Tết Canh Tý), Bác Hồ lên Đá Chông thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ bảo vệ và công nhân làm việc trên công trường. Biết một số anh em công nhân là người miền Nam rất nhớ nhà, Bác căn dặn: "Các cô, các chú nhớ miền Nam thì phải làm việc bằng hai để xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc".

Ngày 15 tháng 3 năm 1960 ngôi nhà được hoàn thành, Bác đã đi máy bay trực thăng lên dự buổi khánh thành.

Sau khi xây dựng xong, toàn bộ khu vực được giao cho Văn phòng Chủ tịch phủ quản lý và lực lượng bảo vệ là cán bộ, chiến sĩ Đoàn Tân Trào (Công an nhân dân vũ trang). Công trường 5 được đổi tên là K9.

Năm 1961

Đầu tháng 3 năm 1961, Bác Hồ cùng đồng chí Hà Vĩ, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam lên thăm Đá Chông, đồng thời chuẩn bị đón Đoàn đại biểu Phụ nữ Trung Quốc sang thăm và dự Đại hội Phụ nữ Việt Nam lần thứ III.

Ngày 13 tháng 3 năm 1961, Bác Hồ cùng Đoàn đại biểu Phụ nữ Trung Quốc do bà Đặng Dĩnh Siêu dẫn đầu lên thăm khu vực Đá Chông. Cùng đi có đồng chí Hà Vĩ, đồng chí Lương Phong (phiên dịch) và một nữ thư ký. Tại đây, bà Đặng Dĩnh Siêu đã trồng hai cây quýt mang từ Trung Quốc sang. Bác và bà Đặng Dĩnh Siêu trồng cây ngọc lan trong khu vườn. Trưa hôm đó, Bác Hồ mời Đoàn đại biểu Phụ nữ Trung Quốc dùng cơm tại nhà khách ở Đá Chông và chụp ảnh lưu niệm với đoàn.

Năm 1962

Nhận lời mời của Trung ương Đảng và Nhà nước ta, Đoàn cán bộ Quân đội Liên Xô do Anh hùng phi công vũ trụ G.M Ti-tốp dẫn đầu sang thăm Việt Nam. Đoàn đã được đón tiếp nồng nhiệt. Bác đã cùng đồng chí G.M Ti-tốp đi thăm nhiều nơi, ở đâu Người cũng phát biểu thể hiện những tình cảm thắm thiết. Đây có lẽ là một vị khách rất đặc biệt, được đón tiếp như một "nguyên thủ quốc gia", một người đồng chí anh em, niềm tự hào của thành tựu khoa học xã hội chủ nghĩa.

Ngày 24 tháng 1 năm 1962, Bác Hồ và Đoàn cán bộ quân đội Liên Xô đã đi trực thăng lên Đá Chông. Anh hùng vũ trụ G.M Ti-tốp đã trồng cây vàng anh trước ngôi nhà 2 tầng. Bác Hồ và đoàn cán bộ quân đội Liên Xô không nghỉ lại mà đi thăm khu vực này rồi trở về Hà Nội.

Ngày 19 tháng 5, Bác lên làm việc tại Đá Chông. Trước đó, ngày 18 tháng 5 các đồng chí Lê Duẩn, Trường Chinh đã lên Đá Chông, buổi tối nghỉ lại để hôm sau lên chúc thọ Bác.

Năm 1963

Ngày 19 tháng 5, Bác lên làm việc tại Đá Chông. Anh em trong tổ bảo vệ và phục vụ tại đây đang chuẩn bị lên nhà 2 tầng chúc mừng ngày sinh lần thứ 73 của Bác, thì ngay từ sáng sớm đã thấy Bác xuống thăm nơi ở của anh em tại khu vực dành cho lực lượng bảo vệ và phục vụ.

Các đồng chí Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng lên chúc thọ Bác. Bác cùng đồng chí Lê Duẩn và đồng chí Phạm Văn Đồng ăn cơm trưa, trao đổi công việc. Sau đó, Bác và các đồng chí trong Bộ Chính trị đã đi thăm một số xã và gia đình ở trong khu vực, cụ thể:

- Bác đã tới xóm Đồi thăm gia đình cụ Cẩm.

- Đồng chí Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng đến thăm xóm Sung và thăm xã Đồng Luận, huyện Thanh Thuỷ, Phú Thọ.

- Đồng chí Võ Nguyên Giáp lên làm việc ở K9 và ra thăm xóm Đồi, xã Thuần Mỹ.

Buổi chiều hôm đó, Bác và các đồng chí trong Bộ Chính trị trở về Hà Nội.

Năm 1964

Ngày 20 tháng 9 năm 1964, Bác Hồ lên Đá Chông. Cùng đi có các đồng chí Phạm Văn Đồng và một số đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị. Bác và các đồng chí cùng đi đã trao đổi về tình hình quốc tế và trong nước từ sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ (ngày 5 tháng 8 năm 1964) và một số vấn đề về công tác phòng không nhân dân.

Bác đã trao đổi với các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Song Hào, Trần Bá Đặng, cùng một số cán bộ Binh chủng Công binh và quyết định việc đào hầm trú ẩn tại K9. Trước đó Bộ đội Công binh đã đào hầm phía gần nhà bảo vệ và bể nước (ngay phía sau ngôi nhà 2 tầng), khi Bác lên quan sát địa thế, Bác đã yêu cầu chuyển xuống vị trí gần gốc đa, khu vực nhà kính bây giờ. Theo Bác, phía đó có sự che chắn của đỉnh U Rồng, địch khó có thể đánh phá bằng không quân được.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã bước vào giai đoạn quyết liệt nhất. Sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ, giặc Mỹ điên cuồng tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc. Những năm tháng này, Trung ương đã đề nghị Bác chuyển tới một nơi an toàn hơn để đề phòng địch đánh vào Hà Nội. Nhưng Người đã từ chối. Người vẫn ở lại Thủ đô Hà Nội cùng Bộ Chỉ huy tối cao lãnh đạo toàn dân đánh giặc. Ở vào những thời điểm cam go ấy, hình ảnh vị lãnh tụ tối cao vẫn ung dung làm việc tại ngôi nhà sàn trong Phủ Chủ tịch là một nguồn sức mạnh lớn lao động viên toàn quân, toàn dân ta quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

2. Thời kỳ giữ gìn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm chiến tranh (từ tháng 9/1969 đến tháng 7/1975)

Năm 1969

9 giờ 47 phút ngày 2 tháng 9, Hồ Chủ tịch qua đời. Thể theo nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Bác. Từ cuối năm 1969, cuộc kháng chiến của nhân dân ta bước vào giai đoạn quyết định. Đề phòng chiến tranh có thể xảy ra trên phạm vi cả nước, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định tìm một vị trí thật yên tĩnh, bí mật, xa Hà Nội, thuận tiện cho di chuyển thi hài Bác khi chiến tranh lan rộng. K9 đã được quyết định chọn là nơi giữ gìn thi hài Bác.

Ngày 10 tháng 9, một số cán bộ của Bộ Tư lệnh Công binh và Tiểu đoàn 144 có mặt tại K9 để khảo sát thiết kế, cải tạo lại công trình và nhận bàn giao lại toàn bộ khu vực do các đơn vị Công an vũ trang và Văn phòng Chủ tịch phủ giao lại. Ban đầu, Ban Chỉ đạo giữ gìn thi hài Bác định sử dụng ngôi nhà kính đã có sẵn để lắp đặt thiết bị máy móc phục vụ nhiệm vụ gìn giữ thi hài Bác ở ngay trên mặt đất. Nhưng về sau, Quân ủy Trung ương quyết định phải cải tạo cả hệ thống hầm ngầm đểđưa thi hài Bác xuống khi chiến tranh có thể lan rộng tới khu vực này.

Trong điều kiện thi công khó khăn, phải bảo đảm bí mật, thời gian gấp, nhưng lực lượng Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 259, Bộ Tư lệnh Công binh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngày 15 tháng 12 năm 1969, công trình phục vụ nhiệm vụ giữ gìn thi hài Bác hoàn thành. K9 được đổi thành K84. Đoàn 69 (đơn vị tiền thân của Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng) đã vinh dự được giao nhiệm vụ giữ gìn tuyệt đối và an toàn thi hài Bác tại K84.

Sáng 24 tháng 12 thi hài Bác được chuyển từ công trình 75A ở Thủ đô Hà Nội lên K84. Từ đó, K84 trở thành nơi giữ gìn thi hài Bác chủ yếu trong những năm tháng chiến tranh ác liệt.

Năm 1970

Ngày 23 tháng 5, đoàn chuyên gia của Viện thi hài Lênin sang Hà Nội. Hội đồng khám nghiệm thi hài Bác gồm các chuyên gia y tế Liên Xô và Việt Nam đã kết luận: Thi hài Bác vẫn được bảo vệ giữ gìn rất tốt trong điều kiện ở một nước khí hậu nhiệt đới và phải di chuyển xa.

Ngày 23 tháng 8, các đồng chí Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương do đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng dẫn đầu lên K84 viếng Bác. Sau đó đồng chí Lê Duẩn đã gặp mặt thăm hỏi, động viên các đồng chí chuyên gia y tế Liên Xô và cán bộ, chiến sĩ Đoàn 69 đang làm nhiệm vụ tại K84.

22 giờ đêm ngày 3 tháng 12, sau cuộc tập kích của không quân Mỹ vào Sơn Tây (ngày 21 tháng 11 năm 1970) thất bại, để đảm bảo an toàn thi hài Bác được di chuyển trở về công trình 75A.

Năm 1971

Tháng 8 lũ lụt lớn xảy ra ở miền Bắc, Thủ đô Hà Nội bị đe doạ nghiêm trọng. 11 giờ trưa ngày 19 tháng 8, Đoàn 69 được lệnh hành quân di chuyển đưa thi hài Bác từ công trình 75A trở lại K84.

Cũng trong năm 1971, gia đình Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng và gia đình Thủ tướng Phạm Văn Đồng lên nghỉ ở K84.

Năm 1972

Đế quốc Mỹ sử dụng máy bay B52 đánh phá miền Bắc ác liệt. Ngày 11 tháng 7 thi hài Bác được di chuyển từ K84 đến H21 bằng đường sông trên chiếc xe PAP.

Năm 1973

Ngày 8 tháng 2 thi hài Bác được di chuyển từ H21 trở lại K84. Đây là lần thứ 5 di chuyển thi hài Bác.

Trong thời gian thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh giữ gìn tại K84, nhiều đồng chí Trung ương Cục miền Nam ra miền Bắc công tác như: Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt... đã lên K84 viếng Người, quyết tâm thực hiện "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào" theo lời Người căn dặn.

Năm 1975

Sau Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (4-1975), miền Nam hoàn toàn được giải phóng, Tổ quốc thống nhất, toàn Đảng, toàn dân ta mong đợi được đón Bác về Lăng. Đúng 16 giờ ngày 18 tháng 7 đoàn xe đặc biệt chở thi hài Bác được lệnh xuất phát rời K84 về Thủ đô Hà Nội.

3. Thời kỳ bảo vệ, giữ gìn và hoạt động của Khu di tích Đá Chông (từ tháng 8-1975 đến nay)

Sau khi thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh được đưa về Lăng của Người tại Ba Đình lịch sử. Nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn, tôn tại Khu di tích được Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng giao cho cán bộ, công nhân viên, chiến sĩ Đội 285 (tiền thân của Đoàn 285 hiện nay).

Đầu năm 1995, thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Đỗ Mười, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII); sau khi báo cáo Bộ Quốc phòng và Tổng cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức tổ chức đón tiếp các cơ quan, đơn vị, đoàn thể địa phương và cả nước đến tham quan Khu di tích Đá Chông. Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước khi lên thăm Khu di tích đã trồng cây lưu niệm.

- Ngày 16 tháng 8 năm 1992, đồng chí Võ Văn Kiệt - nguyên Chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng (Thủ tướng Chính phủ) lên thăm và trồng cây lưu niệm tại Khu di tích.

- Ngày 01 tháng 10 năm 1993, đồng chí Vũ Kỳ - nguyên Thư ký của Bác Hồ lên thăm và nói chuyện tại Khu di tích.

- Từ ngày 2 đến ngày 4 tháng 9 năm 1994, Chủ tịch nước Lê Đức Anh thăm và trồng cây lưu niệm tại Khu di tích.

- Ngày 2 tháng 7 năm 1995, Tổng Bí thư Đỗ Mười thăm Khu di tích và trồng cây lưu niệm.

- Thủ tưởng Phan Văn Khải đã nhiều lần lên thăm Khu di tích và trồng cây lưu niệm.

- Ngày 07 tháng 01 năm 1998, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên thăm Khu di tích, trồng cây và ghi sổ lưu niệm.

- Ngày 21 tháng 6 năm 1998, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu lên thăm và trồng cây lưu niệm tại Khu di tích.

- Ngày 02 tháng 9 năm 1999, Chủ tịch nước Trần Đức Lương lên thăm và trồng cây lưu niệm tại Khu di tích...

- Đặc biệt, ngày 16 tháng 5 năm 2001, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã trồng cây lưu niệm và dự lễ đặt tấm biển đồng kỷ niệm nơi giữ gìn thi hài Bác trong 6 năm chiến tranh chống Mỹ: "NƠI ĐÂY ĐÃ GIỮ GÌN THI HÀI CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 1969 ĐẾN NĂM 1975".

(Còn nữa)

Bài viết khác:

Thống kê khách viếng Lăng Bác, tưởng niệm các AHLS và tham quan K9

Số liệu Tại Lăng Tại ĐTN Tại K9
Hôm nay 775 150 68
Tháng này
Tổng số