Đăng Ký 188BET - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

Chỉ mục bài viết

Bắt đầu kể chuyện cuộc chiến tranh yêu nước (ta quen gọi là kháng chiến) của Liên Xô, Bác nói: Về địa lý, Liên Xô cách Việt Nam ta hàng nghìn cây số (đường máy bay Mátxcơva đến Hà Nội hơn 7.800 cây số). Hồi đó, Đảng ta đang hoạt động bí mật. Báo chí khi nhận được, khi không. Tin tức rất lõm bõm và chậm chạp. Tuy vậy Liên Xô bị Đức phát xít tiến công là một biến cố vô cùng to lớn. Nó làm ầm cả thế giới, nó vang đến tận cái hang bí mật trên đỉnh núi đá Cao Bằng.

Tổ quốc cách mạng bị tiến công. Những người cộng sản khắp năm châu ai nghe tin tức ấy mà không nóng ruột?

Lúc đầu, Bác có ý định giữ bí mật, không vội đưa tin tức ấy ra, chờ có thêm tài liệu chắc chắn rồi sẽ báo cáo với các đồng chí và đồng bào ở địa phương. Nhưng chờ đến bao giờ? Rút cuộc là đưa tin tức ấy ra một cách dè dặt và có giải thích. Thí dụ: Không nói rằng mấy hôm đầu quân phát xít đã tiến sâu vào gần 600 cây số, mấy thành phố Liên Xô tạm bị địch chiếm, v,v. mà chỉ nói phát xít Đức tiến công Liên Xô thôi!

Khi mới nghe tin, mọi người tỏ vẻ sửng sốt và lo âu. Nhưng một lát sau, thì nhiều người giương nắm tay lên và quả quyết nói: “Không sợ! Liên Xô nhất định sẽ thắng!”. Điều này tỏ rõ trình độ chính trị khá cao của các đồng chí ta và họ tin tưởng sắt đá vào lực lượng của Liên Xô vĩ đại.

Không chờ Bác giải thích, một đồng chí cán bộ đứng lên phát biểu ý kiến, đại ý nói: “Ngày Cách mạng Tháng Mười mới thành công, kinh tế của Liên Xô rất kém cỏi. Ngoài thì quân đội của 14 nước đế quốc đánh vào. Trong thì khắp nơibọn phản động nổi loạn. Hồng quân thì mới được tổ chức, trang bị thiếu thốn mọi bề. Tuy vậy, Đảng Bônsơvích của Lênin đã lãnh đạo nhân dân Liên Xô đập tan nổi loạn, đánh lui đế quốc, đưa Liên Xô đến thắng lợi hoàn toàn. Ngày nay, tình hình khác hẳn với hồi đó, lực lượng của Liên Xô đã mạnh gấp trăm nghìn lần. “Vỏ quít dày có móng tay nhọn”, dù bọn phát xít Đức có mạnh đến mấy chăng nữa, chúng cũng sẽ thất bại, và Liên Xô nhất định sẽ thắng lợi...”.

Tiếng vỗ tay vang dậy cả vùng rừng. Không ai bảo ai, mọi người đồng thanh hô to: Liên Xô nhất định thắng lợi! Đảng Bônsơvích muôn năm! Liền sau cuộc họp đó, mỗi cán bộ phụ trách đi một địa phương để giải thích cho nhân dân rõ.

Bác nói tiếp: “Những chuyện Bác sẽ kể cho các chú nghe, lúc đó Bác cũng không biết hết. Sau Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, nhân dân ta nắm chính quyền, Bác mới có dịp tìm thêm tài liệu để biết rõ thêm”.

Khuya hôm 21 tháng 6 năm 1941, tên chỉ huy một đơn vị phát xít Đức đóng gần biên giới Liên Xô ra lệnh tập hợp bộ đội lại. Từ một chiếc phong bì ngoài có ghi hai chữ “tối mật”, nó lấy ra một trang giấy, và đọc to: “4 giờ rưỡi sáng 22 tháng Sáu năm 1941, toàn quân ta sẽ mạnh bạo tiến công vào Liên Xô. Ký tên: Đại bản doanh của thủ lĩnh tối cao Hítle”.

Nó vừa dứt lời thì một viên Tiểu đội trưởng tên là Vinhem Sun (Wilhem Schultz) vùng chạy về phía biên giới Liên Xô. Tên Chỉ huy phát xít hét lên: “Mày chạy đâu? Bắn!”. Mấy tên lính rượt theo bắn. Anh Vinhem Sun cứ cắn đầu chạy, rồi nhảy xuống bơi sang bên kia sông, tuy anh đã bị thương nặng.

Nghe tiếng súng, mấy đồng chí Hồng quân chạy ra bờ sông xem xét, và vớt anh Sun lên. Sun cố hết sức mà chỉ nói được một câu: “Tôi... cộng sản Đức... Mai sớm... chúng chiến tranh... chủ nghĩa cộng sản muôn năm!”.

Nói xong thì anh tắt thở. Trên nét mặt anh vừa có vẻ đau đớn bởi nhiều vết thương, vừa có vẻ sung sướng vì đã làm trọn trách nhiệm của một người cộng sản.

Sáng 22 tháng 6 năm 1941 ánh bình minh mát mẻ báo hiệu một ngày tươi đẹp, nhân dân Liên Xô dậy sớm, bắt đầu chuẩn bị công việc hàng ngày. Bất thình lình tiếng hàng trăm chiếc máy bay Đức ném bom long trời chuyển đất... Thế là chiến tranh Xô - Đức (một bộ phận lớn nhất trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai) nổ bùng.

Phát xít Đức gọi cuộc chiến tranh này là “chiến tranh chớp nhoáng” Hítle đã quyết định từ 2 tháng đến 4 tháng, chậm lắm là 5 tháng sẽ tiêu diệt Liên Xô.

Tên tham mưu trưởng của nó tên là Phôn Bốc (Von Bock) còn chủ quan hơn. Hắn nói: “Chỉ trong ba tuần thì sẽ kết thúc những trận đánh lớn. Và chỉ cần sáu tuần thì Liên Xô sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn”.

Để thực hiện âm mưu ấy, chúng đưa vào mặt trận này:

190 sư đoàn tinh nhuệ,

3.500 xe tăng và xe bọc sắt

5.000 chiếc máy bay,

50.000 súng đại bác...

Tên đại tướng phát xít Tôm (Thomas) còn khoác lác hơn cả. Nó nói: “Hễ quân Đức vào đất Nga, thì chính quyền Bônsơvích sẽ lập tức sụp đổ!”.

Từ ngày bắt đầu cuộc chiến tranh Xô - Đức, Đảng ta ra sức tuyên truyền, vận động ủng hộ Liên Xô, chống phát xít Đức.

Tháng 9 năm 1941, lầm tưởng chúng sẽ thắng lợimột cách dễ dàng, Hítle ra lệnh cho quân đội nó: Nếu Mátxcơva và Lêningờrát xin hàng thì cũng quyết không cho hàng, mà phải tiêu diệt sạch hai thành phố ấy cả người lẫn vật!

Cuối tháng 9, quân phát xít Đức gồm có 80 sư đoàn, trong đó 23 sư đoàn xe tăng, tiến đến bao vây Mátxcơva.

“Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, trước tình thế gay go đó hơn 10 vạn đảng viên, 26 vạn đoàn viên thanh niên cộng sản tình nguyện lên mặt trận. Hơn 50 vạn phụ nữ đêm ngày đào đắp công sự chung quanh Mátxcơva. Các nhà máy quân dụng ở Mátxcơva cứ tiếp tục làm việc. Công nhân, thanh niên tổ chức những đội “ủng hộ mặt trận”, bảo đảm hoàn thành gấp đôi mức kế hoạch đã định. Sau một thời gian cầm cự, tháng Giêng năm 1942, Hồng quân phản công và đánh tan vòng vây Mátxcơva.

Đối với Liên Xô, mùa Thu năm 1942 là một mùa Thu cực kỳ chật vật. Trên các mặt trận, lực lượng phát xít Đức tăng đến 266 sư đoàn. Chúng chiếm đóng những vùng gồm 47% đất ruộng, 45% nhân dân và 33% tổng sản lượng công nghiệp cả nước. Những xí nghiệp chuyển về hậu phương tuy bắt đầu sản xuất, nhưng chưa hoàn toàn vào nền nếp. Số người và số hàng, cần chở ra mặt trận ngày càng tăng nhưng sức giao thông vận tải tiến chưa kịp... Tuy vậy, với tinh thần Bônsơvích, nhân dân Liên Xô quyết vượt mọi khó khăn.

Tháng Tám năm ấy, Bác có việc sang Trung Quốc, thì bị bọn Quốc dân đảng bắt. Sau khi bị chúng trói giải đi suốt 18 ngày, từ trại giam này đến trại giam khác, chúng đưa Bác về giam ở Liễu Châu. Trong khi nhân dân Liên Xô anh em đang dốc hết lực lượng vào cuộc kháng chiến thần thánh, khi phát xít Nhật - Pháp đang hoành hành ở Việt Nam, khi đồng bào ta đang quằn quại dưới hai ách áp bức, khi công việc Đảng và Mặt trận Việt Minh đang nhanh chóng lan rộng ăn sâu vào quần chúng nhân dân - mà mình thì phải nằm queo trong một phòng giam của bọn phản động Trung Quốc, sốt ruột biết bao. Đây không phải là một trại giam chính cống mà chỉ là một “cấm bế thất” - một phòng giam nhỏ hẹp ngay bên cạnh đội cảnh vệ của tướng Trương Phát Khuê. Chỉ một mình Bác bị nhốt ở đó. Lâu lâu mới có một vài sĩ quan Quốc dân đảng bị phạt vào ở đó năm, bảy ngày, Bác lợi dụng những dịp đó để học tiếng “quan”.

Bác gây được cảm tình với vài người lính gác. Mỗi bữa ăn xong còn thừa rau bí luộc, họ đưa cho Bác để “cải thiện sinh hoạt” phần nào. Điều tốt nhất là mỗi ngày họ bí mật quẳng vào cho Bác một tờ Liễu Châu nhật báo, đó là món ăn tinh thần. Nhờ đó mà Bác theo dõi được tin tức chiến sự.

Tháng Hai năm 1943, xem thấy tin: Sau hơn sáu tháng chiến đấu vô cùng anh dũng, Hồng quân đã đại thắng ở Stalingờrát, bắt sống 33 vạn quân Hítle... Bác mừng nhảy lên, suýt đụng đầu vào kèo phòng giam. Bác tự bảo nhất định phải ăn mừng cuộc thắng lợi này. Trong túi chỉ còn vẻn vẹn l đồng bạc, Bác đưa tuốt cả số tiền đó nhờ người lính gác mua dùm cho ít kẹo và “dàu chá quẩy” (mua l đồng chỉ được 5 hào, đó là quy chế của nhà giam), để làm một bữa tiệc. Sau khi phấn khởi hô khe khẽ mấy khẩu hiệu: Đảng Bônsơvích muôn năm! Hồng quân muôn năm Liên Xô thắng lợi muôn năm!

Bác ngồi xuống nhâm nha một mình rất đàng hoàng vui vẻ. Từ đó về sau, mỗi tin tức Liên Xô thắng lợilà một món quà tinh thần từ phương xa đến để an ủi Bác.

Tôi nói: “Thưa Bác, lúc đang bị giam Bác có làm nhiều thơ. Nếu Bác cho đăng lên báo, chắc cán bộ và đồng bào sẽ hoan nghênh lắm...”.

Bác cười và trả lời: “Các chú không nhắc thì Bác cũng không nhớ đến nữa. Bác không phải là người hay thơ, mà thơ của Bác cũng không hay. Mười mấy tháng bị nhốt trong cái phòng u ám và quạnh hiu, một hình một bóng, không được nói chuyện với ai, không có việc gì làm. Muốn “du lịch” thì đi dọc chỉ năm bước, đi ngang bốn bước. Để “tiêu khiển” ngày giờ, chỉ có cách nghêu ngao, vắn tắt ghi lại sinh hoạt của người ở tù, cho khoây khoả thế thôi, phải thơ phú gì đâu...”.

Khi được thả ra, mắt Bác nhìn kém, chân bước không được, Bác quyết tâm tập đi, mỗingày 10 bước, dù đau mà phải bò, phải lết, cũng phải được 10 bước mới thôi. Cuối cùng Bác chẳng những đi vững mà còn trèo được núi. Lần đầu tiên lên đỉnh núi, Bác cao hứng làmmột bài thơ chữ Hán như sau:

“Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân,

Giang tâm như kính tịnh vô trần;

Bồi hồi độc bộ Tây Phong Lĩnh,

Dao vọng Nam thiên ức cố nhân”.

Bác chỉ nhớ bài thơ đó. Chúng tôi cố hết sức chỉ tạm dịch như thế này:

“Mây ôm núi, núi ôm mây,

Lòng sông sạch chẳng mảy may bụi hồng;

Bùi ngùi dạo đỉnh Tây Phong,

Trông về cố quốc chạnh lòng nhớ ai.”

Hồng quân đại thắng Stalingờrát là một bước tiến rất lớn trong cuộc kháng chiến của nhân dân Liên Xô, cũng như trong lịch sử Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Trước hết nó đã đánh tan cái “mê tín” cho rằng quân Hítle là “quân tất thắng, quân vô địch”. Hai là nó chứng tỏ Liên Xô ngày nay mạnh và đã nắm quyền chủ động trong cuộc chiến tranh khổng lồ này. Ba là sau trận đó, cái gọi là “chiến tranh chớp nhoáng” (mà bọn phát xít luôn luôn khoe khoang) đã bị tan tành, và từ đó quân phát xít Đức ở các mặt trận khác chỉ có bại, không có thắng. Hồi tháng 11 năm 1942, Hítle đã phải thở than rằng: “Cuộc chiến tranh với Nga có thể kéo dài 10 năm, thậm chí 30 năm”. Nhưng Liên Xô không để cho nó kéo 30 năm, mà chỉ trong non 3 năm nữa là Hítle phải tự tử và chế độ phát xít Đức cũng bị tiêu diệt.

Tháng 9 năm 1943, quân đội phát xít Ý của Mútxôlini đầu hàng. Ít lâu sau tên quỷ khát máu Mútxôlini bị quân du kích Ý treo cổ.

“Liên minh chống cộng” Đức - Ý - Nhật như cái kiềng ba chân. Nay một chân là phát xít Ý đã bị bẻ gãy, rồi đây hai chân kia cũng sẽ gãy theo.

Tháng Giêng năm 1944, thành phố Lêningờrát anh dũng được giải vây...

Ba thành phố to nhất và quan trọng nhất là Mátxcơva, Lêningờrát và Stalingờrát đều đã hoàn toàn giải phóng. Từ đó Hồng quân tiến về các mặt trận phía Tây như mưa dông gió bão, đánh đuổi quân Đức và giải phóng địa phương này rồi đến địa phương khác.

Tháng 9 năm 1944, đất đai Liên Xô hoàn toàn được khôi phục, và Hồng quân đã tiến vào địa phận Đức sào huyệt của kẻ thù.

Tháng Tư năm 1945, Hồng quân ba mặt vây đánh Bá Linh. Sau mười ngày chiến đấu kịch liệt, hôm 30 tháng 4 năm 1945, cờ đỏ búa liềm của Liên Xô (do hai đồng chí Hồng quân cắm lên) phất phớt tung bay trên nhà lầu Quốc hội Đức phát xít.

Hồng quân thắng lợi hoàn toàn. Con quỷ Hítle tự sát. Nước Đức phát xít đầu hàng.

Trong những năm chiến tranh, các đảng cộng sản và công nhân nhiều nước Châu Âu đã lãnh đạo nhân dân tổ chức những đội quân du kích chống lại quân phát xít xâm lược. Khi đánh tiến về phía thủ đô nước Đức, Hồng quân đã giúp các đội du kích ấy đánh đuổi quân Đức, lật đổ chính phủ phản động, và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, như ở Ba Lan, Tiệp Khắc, Bungari, Hunggari, Anbani, Nam Tư, Đông Đức.

Liên Xô đã kết thúc thắng lợi cuộc đại chiến ở phương Tây. Để giúp nhân dân Á Đông ra khỏi xiềng xích phát xít, tháng Tám năm 1945 Hồng quân quay sang đánh phát xít Nhật. Chỉ trong mười ngày, Hồng quân đã tiêu diệt “Quan Đông quân” là quân chủ lực của Nhật, giải phóng miền Đông - Bắc Trung Quốc và Triều Tiên. Cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai chấm dứt. Trung Quốc kết thúc cuộc kháng chiến chống Nhật. Cách mạng Tháng Tám của Việt Nam ta thành công.

Vì sao, chỉ trong mười tháng quân phát xít Đức đã chinh phục các nước châu Âu, mà chúng lại bị Liên Xô tiêu diệt một cách thảm hại như vậy?

Vì dưới ngọn cờ tất thắng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng Cộng sản Liên Xô đã đoàn kết nhân dân thành một khối vô cùng chặt chẽ như thành đồng lũy thép. Hoàn cảnh càng gay go, nhân dân càng anh dũng. Những chuyện oanh liệt làm cho “trời đất phải kinh, quỷ thần phải khóc” nhiều lắm, không thể kể hết. Sau đây là vài điều nổi bật:

Năm 1941, sau cuộc chiến tranh nổ bùng, trong sáu tháng có hơn 34 vạn công nhân ưu tú đã được kết nạp vào Đảng Cộng sản.

Năm 1942, hơn 1 triệu 95 vạn người được vào Đảng. Trong những năm chiến tranh, Đảng đã kết nạp hơn 8 triệu 93 vạn đảng viên.

Đảng viên chiếm gần 60% trongHồng quân.

1 phần 3 uỷ viên Trung ương Đảng hoạt động trước mặt trận giáp địch.

Mặc dù hy sinh rất nhiều, do phong trào sôi nổi tham gia bộ đội, năm 1944, qua ba năm rưỡi chiến tranh, số hồng quân đã tăng gấp 3 lần.

Công nhân đã vượt mọi khó khăn, như nguyên liệu thiếu thốn, lương thực hạn chế... họ làm việc không kể ngày đêm để cung cấp đầy đủ cho mặt trận. Năm 1944 trang bị của Hồng quân về mọi mặt đã tăng gấp 4 lần trở lên.

Ở nông thôn, chồng và con đi bộ đội, mọi việc đồng áng đều do phụ nữđảm đang. Họ lao động quên mình không quản nắng mưa sương tuyết. Có khi họ tự động chịu thiếu thốn để cung ấp nhiều lương thực hơn cho bộ đội.

Trong quân đội, trong nhà máy, trong tổ chức du kích... bất kỳ ở đâu và công việc gì, thanh niênđều hăng hái gương mẫu, rất xứng đáng là cánh tay đắc lực của Đảng...

Nói đến đây, Bác ngừng lại một lát và có vẻ ngậm ngùi rồi nói tiếp: Chắc các chú đã nghe chuyện các cháu Dôia của Xô viết, Lửu Hồ Lan của Trung Quốc, và Võ Thị Sáu của Việt Nam. Các cháu ấy đều cùng một lứa tuổi, đều nồng nàn yêu nước, đều phi thường gan góc trước mặt kẻ thù, đều hy sinh một cách vô cùng oanh liệt. Người ta có thể tưởng tượng như đó là 3 chị em, 3 cô con gái vẻ vang của gia đình xã hội chủ nghĩa.

Trong cuộc kháng chiến vĩ đại, người trí thứcLiên Xô cũng đã góp phần xứng đáng. Các bác sĩ và y sĩ đã xông pha lửa đạn, hết lòng hết sức săn sóc thương binh, bệnh binh. Các người văn nghệ đã tổ chức những đội văn công lên tận mặt trận phục vụ bộ đội...

Phong trào thi đua yêu nước phong trào quyên góp, phong trào “đỡ đầu” chiến sĩ đều rất sôi nổi và bền bỉ. Nói tóm lại: Toàn Đảng, toàn dân đã thực hiện khẩu hiệu do Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đề ra: “Tất cả cho mặt trận. Tất cả để chiến thắng!”.

Trong lúc chúng tiến vào cũng như khi chúng thua chạy, quân phát xít Đức đã phá hoại rất nhiều tài sản của Liên Xô. Chúng đã phá huỷ:

l.710 thành phố,

1.876 nông trường Nhà nước,

32.000 xí nghiệp,

70.000 nông thôn.

98.000 nông trường tập thể (hợp tác xã) và vô số trường học, nhà thương.

Tất cả các tổn thất cộng lại đáng giá 2.600 tỷ đồng rúp, tức là bằng số tiền vốn của 12 cái kế hoạch 5 năm!

Cuộc chiến tranh đã làm cho công cuộc xây dựng của Liên Xô chậm lại hơn mười năm.

Tổn thất nặng nề nhất, là Liên Xô đã hy sinh 17 triệu người con dũng cảm!

Tuy vậy, chiến tranh vừa chấm dứt thì Đảng Cộng sản lập tức đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ tư.Trước kia anh dũng giết giặc, thì ngày nay nhân dân Liên Xô càng anh dũng trong công cuộc xây dựng lại nước nhà. Ngay từ lúc đầu, hơn 80% công nhân đã hăng hái tham gia phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa.So với trước chiến tranh, năng suất lao động tăng 37%.Tổng giá trị sản lượng của công nghiệp tăng 73%. Kế hoạch 5 năm lần thứ tư đã hoàn thành vượt mức trước thời hạn 9 tháng.

Nhiều thành phố, xí nghiệp, trường học, nông trường v.v. được xây dựng lại to hơn và đẹp hơn trước. Nhân dân Liên Xô chẳng những đã hàn gắn xong vết thương của chiến tranh mà còn nhanh chóng tiến lên con đường cộng sản chủ nghĩa.

Một điều cần nói thêm: Trước chiến tranh phe đế quốc chủ nghĩa rất mạnh. Sau chiến tranh, ba cái thành trì chính của chúng là Đức, Ý, Nhật đã vỡ tan; Anh và Pháp cũng bị chiến tranh làm cho xiểng liểng. Trước chiến tranh chúng thống trị 5 phần 6 quả đất. Sau chiến tranh, phong trào giải phóng dân tộc rầm rộ nổi lên, hơn 700 triệu người đã thoát khỏi ách thực dân và giành được tự do độc lập. Thế là chủ nghĩa đế quốc suy sụp rất nhiều.

Trái lại, trước chiến tranh, chỉ có Liên Xô là nước xã hội chủ nghĩa, chiếm l phần 6 diện tích và 9% tổng số người trên thế giới. Sau chiến tranh, phe xã hội chủ nghĩa đã tăng thành 12 nước, chiếm 26% đất đai với hơn 35% nhân khẩu, l.000 triệu người đoàn kết như anh em một gia đình, là đại gia đình xã hội chủ nghĩa.

Cuộc kháng chiến của chúng ta tuy rất gian khổ, nó có thể kéo dài bốn, năm năm nữa, nhưng cuối cùng chúng ta nhất định thắng lợi. Chúng ta nhất định thắng lợi vì Đảng ta sáng suốt, dân ta đoàn kết, quân ta anh dũng, phe ta lớn mạnh.

Mặt trận đường số 4 này là một tượng trưng. Trước kia, quân đội thực dân Pháp lên mặt hùng hổ, dữ tợn như đàn điều hâu. Ngày nay bị bộ đội ta tiến công, thì chúng nó thua chạy như đàn vịt.

Bác kể chuyện đến đó thì vừa về đến nhà, những câu chuyện trên đây. Bác vừa đi đường vừa kể. Tối đến chỗ nghỉ, chúng tôi nhớ được chừng nào thì ghi lại chừng nấy. Từ những câu chuyện đó, chúng tôi càng thấy rõ: Lực lượng của Mỹ - Tưởng mạnh như thế (hơn 8 triệu quân) mà cũng bị Giải phóng quân đánh tan; phát xít Đức, Ý, Nhật hung dữ như thế, mà cũng bị Hồng quân Liên Xô tiêu diệt. Hai là: Phe đế quốc chủ nghĩa ngày càng suy sụp, phe xã hội chủ nghĩa ngày càng lớn mạnh. Ba là: Trước đây, phát xít Đức đã hết sức dùng mọi cách hung ác trong âm mưu chống cộng, kết quả chúng đã thất bại một cách tồi tàn. Ngày nay đế quốc Mỹ đang đi theo vết xã chống cộng của Hítle, chắc chắn rằng số phận của đế quốc Mỹ cũng sẽ kết thúc một cách thảm hại như số phận của Hítle. Bốn là: Chủ nghĩa xã hội nhất định sẽ thực hiện khắp thế giới: Điều đó cũng rõ rệt và chắc chắn như mặt trời mọc từ phương Đông.

Hết

Theo cuốn sách “Vừa đi đường vừa kể chuyện” của tác giả T.Lan theo bản in năm 1976 của Nhà xuất bản Sự thật.

Tháng 4 năm 2008

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia

Huyền Trang (st)

 

Bài viết khác: